Cần tránh tình trạng “chen luận”

Diendandoanhnghiep.vn Cần tránh tình trạng “chen luận”. Đây là vấn đề về văn hóa nghị trường, do đó nghị quy định số lần tranh luận tối đa của mỗi đại biểu trong một phiên họp.

>>Đại biểu Quốc hội: Phục hồi thị trường trái phiếu và chứng khoán để gỡ “nút thắt” vốn

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) nhấn mạnh tại phiên thảo luận về dự thảo Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi), ngày 2/11.

Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội). Ảnh: QH

Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội). Ảnh: QH

Đại biểu Nguyễn Anh Trí cho biết, hiện nay ngoài Kỳ họp thường kỳ, Quốc hội còn tổ chức những kỳ họp bất thường. Đánh giá cao Quốc hội đã có những thay đổi linh hoạt trong việc tổ chức Kỳ họp bất thường để theo sát với diễn biến xã hội, giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh. Đại biểu Nguyễn Anh Trí đề xuất Kỳ họp thường lệ kéo dài tối đa 2 tuần, bên cạnh đó có thể tổ chức các Kỳ họp bất thường ngắn.

Về tranh luận trong các Kỳ họp Quốc hội, đại biểu Nguyễn Anh Trí đánh giá, đây là việc cần thiết, tiến bộ, những ý kiến có thể khác với ý kiến của mình, nhưng cũng mở ra các góc nhìn mới.

“Tuy nhiên, cần tránh tình trạng “chen luận”. Đây là vấn đề về văn hóa nghị trường, do đó đề nghị quy định số lần tranh luận tối đa của mỗi đại biểu trong một phiên họp”, đại biểu Nguyễn Anh Trí nhấn mạnh.

Về vấn đề phát biểu tại hội trường, đại biểu đại biểu Nguyễn Anh Trí cho rằng, dù phát biểu dựa trên văn bản hay không, vấn đề mấu chốt vẫn là phát biểu phải hay, phải tốt, mang tính xây dựng cao, trách nhiệm cao. Bên cạnh đó, đại biểu cũng đề nghị cần nâng cấp trang thiết bị điện tử cho các đại biểu Quốc hội đảm bảo hiện đại, hiện quả, tiện dụng.

>>Cần thiết xây dựng Luật Phòng thủ dân sự

>>Quốc hội thông qua Nghị quyết bầu ba tư lệnh ngành
đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp). Ảnh: QH

Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp). Ảnh: QH

Phát biểu tại phiên thảo luận, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) đề nghị cần có chế tài nhắc nhở đối với trường hợp gửi văn bản chậm cho đại biểu nghiên cứu.

Đại biểu Phạm Văn Hòa tán thành sự cần thiết ban hành Nội quy kỳ họp lần này để sửa đổi, bổ sung những bất cập, hạn chế thiếu sót của Nội quy kỳ họp hiện hành mà chúng ta chưa tổ chức thực hiện được.

Quốc hội khóa XV đã có nhiều đổi mới, áp dụng công nghệ từ cuộc cách mạng 4.0, chuyển file văn bản qua điện tử thay vì gửi giấy như trước đây. 

Trách nhiệm của đại biểu đã được thống nhất trong nội quy như tham dự đầy đủ 2 kỳ họp, ngoài ra còn có kỳ họp bất thường hoặc kỳ họp của các Ủy ban của Quốc hội mà bản thân là thành viên thì cũng phải tham gia. Nếu không tham gia thì phải có lý do để báo cáo với chủ trì hoặc báo cáo cho các cơ quan triệu tập họp.

Do đó, đại biểu Phạm Văn Hòa đề nghị cần quy định cụ thể không chỉ riêng 2 kỳ họp mà trách nhiệm của đại biểu còn tham gia kỳ họp của các Ủy ban của Quốc hội, nếu vắng mặt thì phải báo cáo cho Tổng Thư ký Quốc hội hoặc Chủ tịch Quốc hội biết.

Các đại biểu Quốc hội tham dự phiên thảo luận. Ảnh: QH

Các đại biểu Quốc hội tham dự phiên thảo luận. Ảnh: QH

Liên quan đến vấn đề tài liệu, đại biểu Phạm Văn Hòa đồng tình với các đại biểu đã phát biểu trước và thống nhất theo dự thảo Nội quy kỳ họp nhưng đề nghị đối với tài liệu mật cần gửi bằng văn bản giấy, còn các tài liệu khác thì gửi qua file điện tử. Tuy nhiên, với tài liệu về dự thảo luật và báo cáo thẩm tra, nếu đại biểu có yêu cầu cần văn bản giấy thì Văn phòng Quốc hội in phục vụ.

Do đó, đại biểu đề nghị Văn phòng Quốc hội có quy định cụ thể cho vấn đề này cho thuận lợi. Ngoài ra, đại biểu Phạm Văn Hòa đồng tình cần có chế tài nhắc nhở đối với trường hợp gửi văn bản chậm cho đại biểu nghiên cứu như các cơ quan, đơn vị thuộc Chính phủ, Ủy ban thẩm tra của Quốc hội.

Đề cập đến vai trò của Chủ tọa trong điều hành phiên thảo luận, tranh luận, chất vấn, đại biểu đề nghị Chủ tọa không nên kéo dài thời gian. Thời gian tham gia thảo luận của mỗi đại biểu như dự thảo Nội quy là hợp lý.

Tuy nhiên, đại biểu cho rằng nếu các thành viên Chính phủ giải trình chỉ có 10 phút thì quy định thời gian như vậy là ít, cần quy định thành viên Chính phủ giải trình với thời gian 15 phút trở lên thì mới đảm bảo và hợp lý hơn.

Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân (Cà Mau). Ảnh: QH

Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân (Cà Mau). Ảnh: QH

Đại biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau) bình luận, đổi mới căn bản nhất là đổi mới phương thức thảo luận. Nhấn mạnh việc sửa đổi Nội quy Kỳ họp vào thời điểm này là kịp thời, đại biểu Lê Thanh Vân nhấn mạnh, nếu Kỳ họp là trung tâm trong hoạt động của Quốc hội, thì thảo luận là trung tâm trong hoạt động của Kỳ họp.

Cho rằng hoạt động thảo luận của Quốc hội hiện nay còn phần nhiều là tham luận, đại biểu cho rằng, đổi mới căn bản nhất là đổi mới phương thức thảo luận của các đại biểu Quốc hội.

Đại biểu đề nghị cần định nghĩa rõ hai hình thức thảo luận, là thảo luận ở Tổ, ở Đoàn, để làm rõ, đây là bước để sàng lọc vấn đề, để khi thảo luận tại Hội trường, Quốc hội chỉ tập trung vào các vấn đề quan trọng, có ý kiến khác nhau.

Đại biểu cho rằng, khi làm được điều này, sẽ giúp tăng tính minh bạch, rạch ròi cho những vấn đề đã thống nhất khi thảo luận ở Đoàn, ở Tổ, khi thảo luận tại Hội trường sẽ hướng đến phân tích những vấn đề lớn hơn, phức tạp hơn.

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường – Trưởng Ban soạn thảo giải trình làm rõ một số nội dung đại biểu Quốc hội quan tâm. Ảnh: QH

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường – Trưởng Ban soạn thảo giải trình làm rõ một số nội dung đại biểu Quốc hội quan tâm. Ảnh: QH

“Việc đổi mới phương thức thảo luận sẽ nâng cao năng lực tranh luận, tranh biện của đại biểu Quốc hội, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội”, đại biểu Lê Thanh Vân nói.

Do đó, đại biểu Lê Thanh Vân đề nghị cần thay đổi phương thức thảo luận tại tổ, chuyển đổi mạnh mẽ từ tham luận sang tương tác, biện luận trực tiếp, cụ thể, cần có thay đổi trong thủ tục tiến hành thảo luận tại tổ, thủ tục thảo luận tại các phiên họp toàn thể, quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của chủ tọa phiên họp, đảm bảo phiên họp diễn ra với hiệu quả cao, đạt được kết quả thực chất.

Với những phiên họp có quá nhiều đại biểu Quốc hội đăng ký phát biểu, cần rút ngắn thời lượng phát biểu của các đại biểu ngay từ đầu phiên họp, tránh tình huống rút ngắn thời gian của các đại biểu phát biểu sau, không đảm bảo tính bình đẳng trong tổ chức phiên họp.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cần tránh tình trạng “chen luận” tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714381716 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714381716 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10