Chính sách thuế thuốc lá chưa có nhiều cải thiện, làm giảm hiệu quả các mục tiêu giảm hút thuốc lá tại Việt Nam

Diendandoanhnghiep.vn Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam khuyến nghị tăng thuế và giá thuốc lá, đồng thời cấm thuốc lá điện tử và các sản phẩm thuốc lá nung nóng…

Kế từ khi Luật PCTHTL có hiệu lực  từ 2013 đến 2023, Việt Nam đã thực hiện 2 lần tăng thuế TTĐB đối với thuốc lá. Năm 2016, tăng từ 65% lên 70%; và năm 2019, tăng từ 70% lên 75%. Tuy nhiên, theo theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới và các chuyên gia của Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá thì các mức tăng thuế này là quá thấp và chỉ có tác động giảm tiêu dùng thuốc lá vào năm tăng thuế sau đó lại tăng trở lại. 

Cụ thể, là năm 2012 Quốc hội đã ban hành Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, quy định: “Áp dụng chính sách thuế phù hợp để giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá”. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt năm 2014 quy định: mặt hàng thuốc lá chịu mức thuế tiêu thụ đặc biệt là 65%; tăng lên 70% từ ngày 1/1/2016 và 75% từ ngày 1/1/2019 (tính trên giá xuất xưởng). 

Nguyên nhân chính của giá thuốc lá thấp vì thuế thuốc lá của Việt Nam còn rất thấp. Theo Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt sửa đổi năm 2014, hiện nay Việt Nam đang áp dụng tính thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) theo tỷ lệ là 75% và giá tính thuế là giá xuất xưởng. Tỷ lệ thuế thuốc lá tính theo giá bán lẻ (bao gồm TTĐB và giá trị gia tăng) chỉ chiếm 38,8% (2020), thấp hơn so với trung bình của các quốc gia có thu nhập trung bình (59%), bằng một nửa của hầu hết các nước ASEAN (ví dụ như Thái Lan 78,6%, Singapore 67,1%, Indonesia 62,3%. 

Thực tế cho thấy các mức tăng thuế thuốc lá giai đoạn 2016-2019 là rất thấp, khoảng cách thời gian giữa các lần tăng thuế khá dài nên không tạo ra tác động đủ để giảm sức mua và giảm tiêu dùng. Trong khi thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam vẫn tăng đều đặn hàng năm, nên giá thuốc lá ngày càng rẻ hơn so với thu nhập và trở nên dễ tiếp cận hơn. 

Đánh giá chung về tác động tăng thuế giai đoạn 2015-2020 giá thuốc lá vẫn ngày càng rẻ đi so với thu nhập, có tác động rất ít tới tỷ lệ hút thuốc và không thể đạt mục tiêu giảm tỷ lệ hút thuốc. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng góp phần không đạt mục tiêu giảm tiêu dùng và giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá trong nam giới đã được đề ra trong Chiến lược phòng chống tác hại thuốc lá đến năm 2020 là 39%.

Tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Luật phòng chống tác hại của thuốc lá do Bộ Y tế tổ chức ngày 12/12, TS Angela Pratt, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cho rằng, chúng ta phải làm tất cả những gì có thể để bảo vệ những người trẻ tuổi khỏi việc sử dụng thuốc lá, hoặc bất kỳ sản phẩm nào có nguy cơ gây nghiện nicotine.

TS Angela Pratt, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam

TS Angela Pratt, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam

Nếu chúng ta có thể ngăn chặn ai đó bắt đầu sử dụng các sản phẩm này khi họ còn trẻ, điều đó giống như tiêm cho họ một loại vaccine bảo vệ chống lại tác hại của thuốc lá và nghiện nicotine suốt đời, bởi vì mọi người ít có khả năng bắt đầu sử dụng thuốc lá hoặc nicotine khi họ đã trưởng thành.

Để đạt được điều này, WHO có ba khuyến nghị cụ thể cho Việt Nam. Thứ nhất, chúng tôi đặc biệt khuyến nghị tăng thuế và giá thuốc lá. Thứ hai, chúng tôi kêu gọi Chính phủ Việt Nam cấm thuốc lá điện tử và các sản phẩm thuốc lá nung nóng, và đi kèm với lệnh cấm là các biện pháp thực thi mạnh mẽ.

Thứ ba, chúng tôi nghĩ rằng vẫn còn nhiều khoảng trống để thực hiện mạnh mẽ hơn nữa Luật phòng chống tác hại thuốc lá quốc gia.

TS Angela Pratt bày tỏ: Chúng tôi biết việc giảm sử dụng thuốc lá sẽ không dễ dàng. Những nỗ lực thay đổi lớn và quan trọng sẽ không bao giờ dễ dàng. Thuốc lá là một trong những mối đe dọa sức khỏe cộng đồng lớn nhất mà thế giới từng phải đối mặt, giết chết hơn 8 triệu người mỗi năm với tổn thất lớn về kinh tế và sức khỏe.

"Nhưng Việt Nam không phải chiến đấu một mình trong cuộc chiến này. Trong nhiều năm qua, WHO đã hỗ trợ các nỗ lực phòng chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam, bao gồm cả luật phòng chống tác hại thuốc lá. Chúng tôi vẫn kiên định cam kết sát cánh với Chính phủ để bảo vệ người dân và nền kinh tế Việt Nam khỏi tác hại thuốc lá trong 10 năm tới và hơn thế nữa, và giúp đạt được các mục tiêu của đất nước về một Việt Nam khỏe mạnh và an toàn hơn", TS Angela Pratt nói.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1715028302 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1715028302 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10