Cơ hội quảng bá du lịch làng nghề

Diendandoanhnghiep.vn Với 1.350 làng nghề, Hà Nội có nguồn tài nguyên phong phú và cơ hội lớn để phát triển ngành công nghiệp sản xuất quà tặng hấp dẫn, đa dạng, đầy bản sắc văn hóa và mang tính đặc trưng của Thủ đô.

Tối 3/11, tại không gian đi bộ văn hóa phố Trần Nhân Tông, Hai Bà Trưng, Sở Du lịch Hà Nội tổ chức khai mạc Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội năm 2023.

Phát biểu khai mạc lễ hội, Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Đặng Hương Giang cho biết: Hà Nội vốn được mệnh danh là mảnh đất trăm nghề, có khu phố cổ, có hệ thống di tích lịch sử - cách mạng cùng kho tàng di sản văn hóa phi vật thể phong phú…. Những vốn quý này đều chứa đựng rất nhiều chất liệu văn hóa, những câu chuyện hay để “truyền tải” một cách mạnh mẽ thông qua từng sản phẩm.

Với 1.350 làng nghề, số lượng làng nghề lớn nhất cả nước hiện nay, Hà Nội có nguồn tài nguyên phong phú và cơ hội lớn để phát triển ngành công nghiệp sản xuất quà tặng hấp dẫn, đa dạng, đầy bản sắc văn hóa và mang tính đặc trưng của Thủ đô.

Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Đặng Hương Giang tại buổi lễ khai mạc

Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Đặng Hương Giang tại buổi lễ khai mạc Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2023.

>>Quảng bá nét đẹp Hà Nội thông qua Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2023

Xác định phát triển sản phẩm du lịch làng nghề truyền thống là thế mạnh, những năm qua, Thành phố đã chỉ đạo tập trung và triển khai các quy hoạch phát triển nghề và làng nghề nổi tiếng, kế hoạch bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề đến năm 2030; xây dựng các chương trình, đề án phát triển làng nghề gắn với du lịch; triển khai chương trình OCOP; xây dựng và ban hành cơ chế chính sách khuyến khích phát triển làng nghề; xây dựng các sản phẩm hàng lưu niệm mang đặc trưng của từng làng nghề và điểm du lịch nhằm tạo sức hấp dẫn cho mỗi điểm đến Hà Nội…

Những lợi ích của việc phát triển du lịch làng nghề, phát triển sản phẩm nghề truyền thống thành những sản phẩm quà tặng phục vụ khách du lịch không chỉ góp phần gìn giữ và bảo tồn những giá trị văn hoá, tạo nên giá trị tăng thêm cho một điểm đến du lịch, kéo dài thời gian lưu trú, khuyến khích chi tiêu, tăng giá trị kinh tế mà còn góp phần triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 09/NQ-TU ngày 22/2/2022 về “phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2023, tầm nhìn đến năm 2045”.

Theo bà Đặng Hương Giang, trong các sự kiện năm 2023 của ngành du lịch Thủ đô, Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội có quy mô lớn, được đầu tư dàn dựng công phu, thu hút sự tham gia của trên 70 gian hàng đến từ các làng nghề nổi tiếng của Hà Nội, sự hưởng ứng tích cực của các nghệ nhân, các đơn vị, doanh nghiệp du lịch, các cơ sở sản xuất và kinh doanh quà tặng trên địa bàn Hà Nội…

Lễ hội diễn ra trong 3 ngày (từ 3-5/11) với nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn như: Lễ khai mạc chương trình; 2 phiên Tọa đàm “Phát triển sản phẩm quà tặng du lịch Hà Nội năm 2023” các Không gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm quà tặng, các hoạt động trình diễn đường phố; Các hoạt động văn nghệ tại khu vực sân khấu chính và đường phố như trình diễn thời trang "Dấu ấn tinh hoa", biểu diễn Nghệ thuật, trò chơi dân gian..., chắc chắn sẽ thu hút đông đảo khách du lịch và nhân dân Thủ đô.

Nhiều sản phẩm làng nghề đặc trưng của Hà Nội đã được trưng bày, giới thiệu tại lễ hội.

Nhiều sản phẩm làng nghề đặc trưng của Hà Nội đã được trưng bày, giới thiệu tại lễ hội.

>>Lễ hội áo dài du lịch Hà Nội 2023 hút du khách

Lễ hội Quà tặng Du lịch năm 2023 không chỉ là nơi gặp gỡ, giao lưu giữa các làng nghề, nghề truyền thống mà còn là điều kiện và cơ hội để tôn vinh, quảng bá, giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ; là cầu nối giúp các nghệ nhân, các làng nghề, các doanh nghiệp du lịch, các cơ sở sản xuất kinh doanh quà tặng, các đơn vị thiết kế trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, nghiên cứu, tìm hiểu kết nối thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm ngành hàng quà tặng lưu niệm hướng đến mục tiêu trở thành ngành công nghiệp quà tặng du lịch.

Với mong muốn du lịch Hà Nội cũng như các địa phương trong cả nước cùng bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống của làng nghề, đưa những sản phẩm thủ công truyền thống trở thành những sản phẩm quà tặng mang giá trị nghệ thuật, có câu chuyện và ý nghĩa riêng đến với du khách, góp phần tạo nên những sản phẩm điểm nhấn đại diện cho Thủ đô ngàn năm văn hiến.

Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Đặng Hương Giang nhấn mạnh: “Tôi tin tưởng với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, sự ủng hộ của các cấp ủy Đảng, chính quyền Thành phố, sự chung tay góp sức của các địa phương, sự đồng lòng của mỗi người dân và doanh nghiệp, sự ủng hộ của du khách trong nước và quốc tế, chắc chắn ngành Du lịch Thủ đô sẽ có những bước phát triển đột phá, đóng góp tích cực vào tăng trưởng GRDP Thủ đô, phấn đấu đưa Hà Nội trở thành một trong những trung tâm công nghiệp văn hóa hàng đầu của cả nước, tạo nền tảng vững chắc, động lực quan trọng thúc đẩy phát triển “Thành phố sáng tạo” trong thời gian tới. Xứng đáng là Điểm đến du lịch thành phố hàng đầu Châu Á cùng nhiều giải thưởng khác đã được vinh danh”.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cơ hội quảng bá du lịch làng nghề tại chuyên mục Du lịch của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714529218 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714529218 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10