Có nên thêm chế tài với hành vi làm lây nhiễm COVID-19?

Diendandoanhnghiep.vn Mặc dù đã có nhiều chế tài xử lý hành vi làm lây lan dịch bệnh COVID-19, các chuyên gia vẫn đề xuất, cần buộc người vi phạm phải bồi thường thiệt hại cho những người bị lây nhiễm…

Trước diễn biến phức tạp của làn sóng COVID-19 lần thứ 4, trong khi cả nước đang chung tay chiến đấu với dịch bệnh thì một bộ phận người dân hiện nay vẫn đang trong trạng thái chủ quan, lơ là về việc phòng, chống dịch, bất chấp những khuyến cáo của cơ quan chức năng, các biện pháp quản lý của chính quyền địa phương,… tiềm ẩn nguy cơ phá vỡ thế trận phòng chống dịch.

Một số bộ phận người dân vẫn lơ là, chủ quan vi phạm quy định phòng, chống dịch

Một số bộ phận người dân vẫn lơ là, chủ quan vi phạm quy định phòng, chống dịch - Ảnh: NLĐ

Trong đó, không ít trường hợp vi phạm quy định phòng, chống dịch đã để lại hậu quả như trường hợp của bệnh nhân 1342 - nam tiếp viên hãng hàng không quốc gia Việt Nam Airlines, trong thời gian cách ly vẫn đi học, đi làm gây tổng thiệt hại vật chất ước tính 4,4 tỷ đồng, ảnh hưởng đến cuộc sống của hơn 2.000 người trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh gồm 861 người cách ly tại cơ sở cách ly tập trung và 1.400 người cách ly tại nơi cư trú, và người này bị phạt 2 năm tù treo.

Hay mới đây, ngày 21/5, giữa lúc Bắc Giang đang thực hiện chỉ thị giãn cách xã hội, cấm tụ tập đông người, thì 5 người tụ tập ăn nhậu, sau đó rủ nhau sang xã Nội Hoàng, huyện Yên Dũng thăm bạn và bị cán bộ làm việc tại chốt kiểm dịch đầu Bờ Mới, thôn Nội, xã Nội Hoàng chặn lại, yêu cầu trở về nhà. Sẵn hơi men, một người trong nhóm lao vào hành hung một cán bộ tổ công tác, sau đó cả nhóm vượt chốt, đi vào xã Nội Hoàng.

Trước hành vi trên của nhóm đối tượng đã nêu, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang - Lê Ánh Dương đã ký quyết định xử phạt 5 người, mỗi người 40 triệu đồng, Công an huyện Yên Dũng ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố 1 bị can về tội chống người thi hành công vụ, đồng thời ra lệnh bắt tạm giam các bị can.

Những trường hợp như đã nêu chỉ là một trong số những vi phạm đe dọa đến thế trận phòng, chống dịch của cả nước, tại Hà Nội, chỉ trong vòng 10 ngày xử phạt với những người không đeo khẩu trang, các đơn vị chức năng đã phạt với số tiền hơn 3 tỷ đồng. Chưa kể đến nhiều trường hợp người dân vẫn vô tư vi phạm các quy định phòng, chống dịch tại nơi công cộng khi tụ tập đông người.

Các đối tượng vi phạm quy tắc phòng chống dịch tại Bắc Giang - Ảnh: TTXVN

Các đối tượng vi phạm quy tắc phòng chống dịch tại Bắc Giang - Ảnh: TTXVN

Từ thực trạng trên có thể thấy, ý thực tự giác chấp hành các quy định của pháp luật về phòng, chống dịch còn chưa cao, mà quên đi hậu quả do dịch bệnh gây ra là vô cùng phức tạp và khó lường hết được hậu quả.

Một số chuyên gia cho rằng, bên cạnh những chế tài đã có, các cơ quan, đơn vị nên nghiên cứu đưa thêm chế tài buộc bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm của người làm lây nhiễm COVID-19, trong đó, cần tính tới việc buộc người vi phạm phải bồi thường thiệt hại cho những người bị lây nhiễm bằng số tiền chi trả khi phải đi cách ly, chi phí y tế, sinh hoạt, chi phí thu nhập bị mất,…

Thông tin với báo chí, Luật sư Trương Anh Tuấn - Giám đốc Công ty Luật Trường Sơn cho biết, Nhà nước đã áp dụng những biện pháp răn đe bao gồm xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự đối với những người không thực hiện các quy định phòng dịch, được nêu cụ thể trong Điều 5 đến Điều 14 của Nghị định 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.

“Thậm chí, nếu vi phạm nghiêm trọng thì bị truy tố, xét xử theo Điều 240 Bộ luật Hình sự năm 2015 về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người, ngoài hình phạt bổ sung, thì hình phạt chính có mức cao nhất lên đến 12 năm tù.

Hiện nay, dịch bệnh ở trong nước, khu vực và thế giới còn tương đối phức tạp, được dự báo là cuộc chiến đấu lâu dài, thậm chí phải sống chung. Việc chấp hành các quy định về phòng, chống COVID-19 là bảo vệ cho bản thân mình, cho người thân và cho cộng đồng, xã hội, nếu đi ngược lại thì sẽ phải nhận những hình thức xử phạt thích đáng. Đây là trách nhiệm của từng người, không loại trừ ai”, Luật sư Trương Anh Tuấn cho hay.

Cũng theo Luật sư Trương Anh Tuấn, các cơ quan pháp luật nên nghiên cứu việc buộc bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm của người làm lây nhiễm COVID-19 bằng những chế tài kinh tế cụ thể, trong đó, tính tới việc buộc người vi phạm phải bồi thường thiệt hại cho những người bị lây nhiễm bằng số tiền chi trả khi phải đi cách ly, chi phí y tế, sinh hoạt, chi phí thu nhập bị mất của những người bị lây nhiễm.

“Có như vậy, công tác phòng, chống dịch bệnh của Việt Nam mới đạt được hiệu quả triệt để và toàn diện, góp phần quan trọng trong thực hiện “mục tiêu kép” như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ”, Luật sư Trương Anh Tuấn nhấn mạnh.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Có nên thêm chế tài với hành vi làm lây nhiễm COVID-19? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714185980 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714185980 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10