“Đánh thức” dịch vụ du lịch trực tuyến

Diendandoanhnghiep.vn Tiềm năng dịch vụ du lịch trực tuyến ở Việt Nam còn rất lớn, nhưng thị trường này chủ yếu đang được khai thác bởi các doanh nghiệp nước ngoài.

Báo cáo Google và Temasek cho thấy, quy mô du lịch trực tuyến Việt Nam năm 2018 đạt 3,5 tỷ USD, dự kiến sẽ tăng lên tới 9 tỷ USD vào năm 2025.

p/Tăng trưởng đặt phòng trực tuyến các khách sạn tại Việt Nam và một số nước Đông Nam Á năm 2018.

Tăng trưởng đặt phòng trực tuyến các khách sạn tại Việt Nam và một số nước Đông Nam Á năm 2018.

Xu hướng tất yếu

Booking.com (Hà Lan) hiện có gần 20.000 nhân viên, 198 văn phòng ở 70 quốc gia trên thế giới. Mặc dù xuất phát từ châu Âu, nhưng Booking giờ đây không còn xa lạ với người Việt Nam.

Booking mang lại sự tiện lợi vô cùng lớn, “sáng đèn” 24/7 hỗ trợ đến 40 ngôn ngữ, chỉ cần cú nhấp chuột, khách hàng có thể truy cập hàng trăm ngàn điểm du lịch khắp toàn cầu.

Trong khi đó, Agoda, có trụ sở tại Singapore cũng là đơn vị cung cấp dịch vụ du lịch trực tuyến lớn nhất châu Á - Thái Bình Dương, với doanh thu hàng năm ước tính trên 10 tỷ USD, bằng 50% tổng doanh thu ngành du lịch Việt Nam năm 2018.

Hiện nay, “miếng bánh” thị trường du lịch trực tuyến toàn cầu chủ yếu được chia cho Traveloka và Expedia. Doanh số du lịch trực tuyến toàn cầu năm 2018 tăng khoảng 10,4% lên mức 694 tỷ USD. Tại khu vực Đông Nam Á, Google dự đoán quy mô của du lịch trực tuyến sẽ tăng mạnh lên 90 tỷ USD vào năm 2025.

Du lịch trực tuyến cũng giống như các hình thức thương mại điện tử, nảy sinh tất yếu trong thời đại số - đã, đang và sẽ là xu hướng chiếm ưu thế, dần ăn mòn thị phần của của các dịch vụ du lịch truyền thống.

Tiềm năng lớn

Thống kê của Hiệp hội Du lịch Việt Nam cho thấy, trong 5 năm trở lại đây, nhu cầu tìm kiếm các thông tin về du lịch trên mạng tại Việt Nam tăng hơn 32 lần. Trong đó, mỗi tháng có hơn 5 triệu lượt tìm kiếm bằng tiếng Việt về các sản phẩm du lịch. Vào những tháng du lịch hè cao điểm, số lượt tìm kiếm có thể lên đến 8 triệu lượt/tháng.

Khảo sát mới nhất về xu hướng du lịch toàn cầu năm 2018 do hãng Visa thực hiện chỉ ra rằng người Việt có xu hướng đi du lịch nước ngoài ngày càng nhiều. 90% người được hỏi cho biết họ sử dụng các kênh trực tuyến nhằm tìm kiếm thông tin và lên kế hoạch cho chuyến đi.

Trong kết cấu xã hội, dân số Việt Nam trẻ, tốc độ tăng trưởng tầng lớp trung lưu rất nhanh, nên họ có xu hướng “chuyển hóa” theo các xu hướng “đặt dịch vụ online”.

Hiện hàng triệu người Việt sử dụng các ứng dụng du lịch hàng tháng, nhưng hơn 80% là các ứng dụng nước ngoài như Booking, Agoda, TripAdvisor. Điều đó cho thấy, dư địa tăng trưởng ngành du lịch trực tuyến ở Việt Nam còn rất lớn.

Giành giật miếng bánh thị phần

Bản chất của xu hướng du lịch trực tuyến chính là mạng lưới trung gian làm nhiệm vụ cung cấp dịch vụ du lịch trên cơ sở ứng dụng các thành tựu công nghệ. Sẽ quá khó nếu như so sánh với các “ông lớn” trong lĩnh vực du lịch trực tuyến, chẳng hạn như Booking dành ra 100 triệu USD mỗi năm để phát triển công nghệ du lịch.

Để đẩy mạnh phát triển du lịch trực tuyến, điều đầu tiên là cần xây dựng các OTA (đại lý bán phòng khách sạn trên mạng); xu hướng hiện nay là các OTA “tích hợp” mức độ cao, đầy đủ thông tin, cả thanh toán, phản hồi “siêu” tương tác phù hợp với các thiết bị thông minh cầm tay.

OTA trung gian chính là hệ thống doanh nghiệp hỗ trợ cho ngành du lịch, như cánh tay nối dài cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, góp phần giảm chi phí marketing, tăng lợi nhuận.

Chính các OTA là nơi nắm bắt được thị hiếu, xu hướng du lịch của khách hàng, cũng như điểm mạnh, yếu của đối thủ, từ đó đưa ra giá cả, xu hướng phù hợp với khách hàng, vượt qua đối thủ cạnh tranh.

Chính sách, thể chế cũng là điều bắt buộc phải có, không những khuyến khích các starup trong lĩnh vực này mà còn hỗ trợ bằng các qũy dành riêng cho phát triển du lịch trực tuyến kết nối với các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn, nghỉ dưỡng.

Nhưng quan trọng hơn hết là đội ngũ nhân lực vận hành du lịch trực tuyến. Theo đó, việc nâng cao nguồn nhân lực du lịch trực tuyến cần được tích cực đẩy mạnh thông qua việc tổ chức các chương trình đào tạo, tập huấn về kỹ năng kinh doanh du lịch trực tuyến. 

Kỷ nguyên số đang bùng nổ, nếu các doanh nghiệp lữ hành nội địa không kịp thời đẩy mạnh du lịch trực tuyến, thì sẽ tiếp tục bị “lép vế” ngay trên sân nhà, thậm chí có nguy cơ bị loại khỏi cuộc chơi vốn đang có sự cạnh tranh rất khốt liệt này.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “Đánh thức” dịch vụ du lịch trực tuyến tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714415544 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714415544 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10