Doanh nghiệp Việt chưa mặn mà với ứng dụng công nghệ số?

Diendandoanhnghiep.vn Theo Vietnam Report đang có sự thiên lệch lớn trong đầu tư vào công nghệ số của các doanh nghiệp Việt Nam. Trong đó các ngành tài chính, kế toán, R&D, bán hàng đang được chú trọng hơn cả.

Doanh nghiệp Việt chưa mặn mà với ứng dụng công nghệ số?

Hầu như các doanh nghiệp mới chỉ ứng dụng công nghệ số chủ yếu trong các mảng tài chính/kế toán, bán hàng, sản xuất, R&D.

Đặt trong bối cảnh hội nhập quốc tế, cùng với làn sóng chuyển đổi công nghệ giúp Việt Nam trở thành một địa chỉ hấp dẫn về đầu tư, tuy nhiên điều này cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp Việt phải chuẩn bị năng lực đầy đủ để đáp ứng yêu cầu của thời đại.

Tuy nhiên, theo báo cáo của Vietnam Report về Tình hình tiếp cận công nghệ của doanh nghiệp thời đại số đã cho thấy, hầu như các doanh nghiệp mới chỉ ứng dụng công nghệ số chủ yếu trong các mảng tài chính/kế toán, bán hàng, sản xuất, R&D (với tỉ lệ trung bình khoảng 71,2% doanh nghiệp đang ứng dụng công nghệ trong các mảng này); trong khi đó các mảng về dịch vụ, logistics chưa nhận được nhiều chú trọng của doanh nghiệp (tỉ lệ ứng dụng trung bình xấp xỉ 35%).

Vấn đề nổi bật nhất đối với các doanh nghiệp hiện nay là vấn đề không đủ nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời đại kỹ thuật số. Gần 70% cho rằng đây là rào cản lớn nhất, cấp bách nhất sau khi xem xét quá trình tiếp cận, ứng dụng công nghệ thực tiễn tại doanh nghiệp. Đánh giá về kỹ năng nhân viên trong thời đại số, doanh nghiệp nhận định khả năng sử dụng công nghệ tự động hóa, khả năng phân tích dữ liệu, tư duy hệ thống là các kĩ năng người lao động nói chung còn yếu, tương ứng với 35,7%, 21,7%, 17,9% phản hồi của doanh nghiệp.

Trước đó, tại Diễn đàn công nghiệp 4.0 (Industry 4.0 Summit) diễn ra hồi tháng 7/2018, theo đại diện các doanh nghiệp công nghệ lớn của Việt Nam, giải pháp đầu tiên và quan trọng nhất để Việt Nam đi nhanh hơn trong CMCN 4.0 là nguồn nhân lực, nhất là nhân lực về trí tuệ nhân tạo (AI) vì trên thế giới hiện chỉ có 10.000 chuyên gia về trí tuệ nhân tạo, còn riêng Việt Nam mới có khoảng 200 nhà khoa học dữ liệu lớn (big data)...

Vì vậy, các doanh nghiệp đề xuất với Thủ tướng những giải pháp để giải quyết vấn đề nguồn nhân lực cho lĩnh vực này. Đó là các trường ĐH cần chuẩn bị đội ngũ giảng viên về hai chuyên ngành trí tuệ nhân tạo  và dữ liệu lớn.

Đánh giá của Vietnam Report về tiềm năng đầu tư cho các công nghệ tiên tiến của CMCN 4.0, Công nghệ di động (Mobility) (27,6%), Cảm biến thông minh (Smart sensors) (20,7%) và Điện toán đám mây (Cloud Computing) (17,2%) là 3 công nghệ được chú trọng và nhận định đem lại kết quả khả quan cho doanh nghiệp với xu hướng gia tăng đầu tư trong thời gian tới.

Tuy vậy, kết quả phản hồi đồng thời cho thấy tỉ lệ các doanh nghiệp lớn đầu tư cho các công nghệ tiên tiến còn thấp, hiện tại có gần 40% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết chưa đầu tư cho bất kì công nghệ 4.0 nào. Trong vòng 3 năm tới, một số công nghệ được phần đông doanh nghiệp dự định lựa chọn đầu tư là Điện toán đám mây, Phân tích dữ liệu lớn (Big Data) và Mạng lưới vạn vật kết nối Internet (IoT).

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Doanh nghiệp Việt chưa mặn mà với ứng dụng công nghệ số? tại chuyên mục Xe - Công nghệ của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714563507 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714563507 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10