Đòi quyền sở hữu trên môi trường số: "Chờ được vạ thì má sưng"

Diendandoanhnghiep.vn Doanh nghiệp khi phải tranh chấp quyền không chỉ tốn kém chi phí, nguồn lực mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh, thiệt hại đủ đường…

>> Bảo hộ sở hữu trí tuệ sản phẩm OCOP: Đừng để “mất bò mới lo làm chuồng”

Thời gian qua ở Việt Nam có không ít doanh nghiệp Việt Nam phải chật vật để đòi lại thương hiệu, nhãn hiệu, bảo vệ quyền tác giả bị xâm phạm, tranh chấp ở thị trường nước ngoài.

 Phim hoạt hình Wolfoo được sản xuất tại studio của Sconnect. (Quá trình làm phim Wolfoo. Ảnh: Sconnect)

Phim hoạt hình Wolfoo được sản xuất tại studio của Sconnect. (Quá trình làm phim Wolfoo. Ảnh: Sconnect)

Bài học từ vụ Sconnect

Gần đây nhất là vụ tranh chấp xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ giữa Sconnect Việt Nam sở hữu bộ phim hoạt hình và bộ nhân vật chú sói Wolfoo với Peppa Pig của EO (Entertainment One) thu hút sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp nội dung số.

Thông tin với báo chí, ông Tạ Mạnh Hoàng, nhà sáng lập, CEO của Sconnect- đơn vị kinh doanh trên nền tảng YouTube, cho biết Sconnect đã có chứng nhận bản quyền hình ảnh bộ nhân vật Wolfoo tại Việt Nam và Mỹ (với 20 nhân vật). Sconnect cũng đăng ký nhiều nhãn hiệu Wolfoo tại Việt Nam, Nga, Mỹ và EU từ nhiều năm trước đây.

Tuy nhiên, từ cuối năm 2021 tới nay, EO liên tục có hành vi cạnh tranh không lành mạnh đối với Sconnect như: đánh bản quyền không có căn cứ; đánh bản quyền bằng căn cứ không hợp pháp; đánh bản quyền bằng chính nội dung Wolfoo của Sconnect và sử dụng nhãn hiệu Wolfoo trong các video Peppa Pig. Tính đến nay, đã có hơn 1.300 video bị YouTube gỡ bỏ với lý do: Wolfoo là sản phẩm làm lại của Peppa Pig.

Đại diện Sconnect cho biết, sau gần 8 năm phát triển, hiện hệ thống kinh doanh của Sconnect đang bị gián đoạn vì phải dồn nguồn lực triển khai các hoạt động pháp lý để có cơ sở làm việc, tốn nhiều nguồn lực. Công ty nhiều khi không thể sản xuất nội dung và hoạt động kinh doanh với các đối tác, gây thiệt hại rất lớn. Theo ước tính, những hành vi xâm phạm quyền tác giả, cạnh tranh không lành mạnh này đã gây thiệt hại hơn 1 triệu USD cho đơn vị này.

Câu chuyện của Sconnect là một minh chứng điển hình cho những phiền phức, rắc rối khi quyền sở hữu trí tuệ hợp pháp của doanh nghiệp bị xâm phạm.

Tương tự, đại diện Ant Group, công ty vận hành 500 kênh YouTube và các nền tảng khác, cho hay trong quá trình kinh doanh online đã gặp những vấn đề tranh chấp bản quyền với các đơn vị khác trên YouTube.

>> Bảo hộ sở hữu trí tuệ sản phẩm OCOP - Bài 1: "Sai một ly, đi một dặm"

Cụ thể, có nội dung về âm nhạc do Ant Group sản xuất nhưng bị một đơn vị khác “nhanh tay” đăng ký nên mất bản quyền, khiến doanh nghiệp không thể sản xuất nội dung về bài hát đó trên YouTube.

“Công ty đang gửi giấy phép cho YouTube nhưng YouTube yêu cầu phải có đơn vị pháp lý ở Việt Nam chấp nhận vấn đề quyền sở hữu trí tuệ mới có thể xử lý được toàn bộ vấn đề”, đại diện doanh nghiệp chia sẻ.

Doanh nghiệp Việt đang hướng đến sân chơi toàn cầu, nhưng nhiều ý kiến cho rằng, dường như vấn đề pháp lý và bảo hộ quyền của nhiều doanh nghiệp còn chưa sẵn sàng. Do đó, trong tương lai sẽ còn xuất hiện những vụ việc bị xâm phạm quyền và cạnh tranh không lành mạnh.

Thực tế hiện nay vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ chưa được nhiều doanh nghiệp quan tâm đúng mức. Sự quan tâm, nhận thức về quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp cần thay đổi, nếu không sẽ không giải quyết được các vụ việc.

 Nhân vật hoạt hình Peppa Pig (trái) và Wolfoo (phải). Ảnh Cartoonbrew.

Nhân vật hoạt hình Peppa Pig (trái) và Wolfoo (phải). Ảnh Cartoonbrew.

Doanh nghiệp cần thay đổi nhận thức

Trao đổi với DĐDN xung quanh vấn đề này, luật sư Nguyễn Đức Biên – Giám đốc Công ty Luật TNHH Đại La cho biết, quyền sở hữu trí tuệ là một vấn đề phức tạp, có chuyên môn sâu, nếu không có sự trợ giúp về chuyên môn đúng thì khó giải quyết các vụ việc.

Do đó, doanh nghiệp cần tiếp cận một cách rõ ràng, chuyên nghiệp, đặc biệt là phải đầu tư nhân lực cho lĩnh vực này. Vấn đề sở hữu trí tuệ không chỉ thuê dịch vụ là xong mà cần có nhận thức đúng và có đầu tư đội ngũ nhân sự chuyên trách để có cách tiếp cận phù hợp.

Nhìn từ vụ việc của Sconnect với những đề xuất về việc can thiệp với các nền tảng, đảm bảo quyền của doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài, vị chuyên gia này cho rằng, đây là tài sản của doanh nghiệp thì các biện pháp bảo vệ phải chuyên nghiệp và đúng. Quyền sở hữu trí tuệ có tính chất lãnh thổ bởi nó sáng tạo ở Việt Nam thì nó chỉ được bảo vệ ở Việt Nam. Khi nói đến yêu cầu xử lý, ở mỗi quốc gia sẽ được bảo vệ theo pháp luật ở quốc gia hiện hành. Do đó, doanh nghiệp cần khẳng định quyền của mình đầu tiên.

Đồng quan điểm, luật sư Tạ Anh Tuấn – Trưởng Văn Phòng Luật Bách Gia Luật và Liên danh phân tích: ở giai đoạn đầu khởi nghiệp, nhiều doanh nghiệp thường có tư tưởng không có tranh chấp, nếu đăng ký bản quyền, sử dụng dịch vụ pháp lý… sẽ tốn kém. Doanh nghiệp thường tập trung tối ưu cho sản xuất, sáng tạo mà coi nhẹ vấn đề pháp lý bảo vệ bản quyền. Vấn đề quan trọng nhất của các doanh nghiệp khi tham gia sân chơi chung là phải xác lập quyền của mình theo quy định của luật.

“Ngoài xác lập quyền tại cơ quan quản lý nhà nước, ngay từ thời điểm đăng tải các sản phẩm tinh thần lên không gian số, chủ sở hữu nên cân nhắc vấn đề ghi danh của mình trong sản phẩm đó, sản phẩm ít nhất đã được ghi danh ai là tác giả, chủ sở hữu, thậm chí có thể ghi chi tiết thời điểm hoàn thành, quá trình sáng tạo ra sao”, luật sư Tuấn nói.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đòi quyền sở hữu trên môi trường số: "Chờ được vạ thì má sưng" tại chuyên mục Xe - Công nghệ của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714382332 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714382332 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10