Dự thảo Luật Viễn thông (sửa đổi): Cần có giải pháp phù hợp cho dịch vụ OTT

Diendandoanhnghiep.vn Xoay quanh nội dung đề xuất đưa dịch vụ OTT vào diện quản lý tại Luật Viễn thông (sửa đổi), nhiều ý kiến cho rằng, để đảm bảo tính khả thi, cần có giải pháp phù hợp…

>> Dự thảo Luật Viễn thông (sửa đổi): Lo ngại rào cản đối với thu hút đầu tư nước ngoài

Theo đó, các ứng dụng OTT gọi điện, nhắn tin miễn phí tại Việt Nam như: Zalo, Viber, WhatsApp, Telegram… đang bùng nổ, dần trở thành dịch vụ chiếm nhiều tài nguyên Internet, lấy đi phần lớn doanh thu của nhà mạng.

Trước hiện trạng đã nêu, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông - Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, trước đây, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông phải có hạ tầng viễn thông. Quản lý doanh nghiệp hạ tầng mạng là quản lý luôn được dịch vụ viễn thông. Nhưng bây giờ, trên nền Internet có thể cung cấp được dịch vụ viễn thông cơ bản, thậm chí xuyên biên giới mà không cần hạ tầng mạng. Những công ty cung cấp dịch vụ này không có hạ tầng mạng nên không bị quản lý. Vì vậy, Luật Viễn thông (sửa đổi) cần đặt ra thiết chế quản lý dịch vụ OTT viễn thông.

Dự thảo Luật Viễn thông (sửa đổi) đề xuất đưa dịch vụ OTT vào diện quản lý - Ảnh minh họa: ITN

Dự thảo Luật Viễn thông (sửa đổi) đề xuất đưa các dịch vụ OTT vào diện quản lý - Ảnh minh họa: ITN

Đồng tình quan điểm với Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, nhiều ý kiến cũng cho rằng, các nền tảng mạng xã hội, OTT xuyên biên giới cung cấp tại thị trường Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, ước tính tốc độ tăng trưởng 2 con số. OTT xuyên biên giới đều cung cấp dịch vụ trên hạ tầng của các nhà mạng trong nước, nhưng không chia sẻ doanh thu. Vì vậy, gánh nặng về hạ tầng, bảo đảm chất lượng dịch vụ của các doanh nghiệp viễn thông là rất lớn… chưa kể, dịch vụ OTT cung cấp tính năng tương tự dịch vụ viễn thông như gọi điện, nhắn tin, nên cần được coi là dịch vụ viễn thông cơ bản trên Internet và cần được quản lý.

Từ đó, tại Dự thảo Luật Viễn thông (sửa đổi), Bộ Thông tin và Truyền thông đề xuất nhà cung cấp trong nước phải có giấy phép, còn nhà cung cấp xuyên biên giới phải thông qua thỏa thuận thương mại với một nhà cung cấp đã được cấp phép trong nước. Trường hợp không thu cước vẫn cần thông báo, đăng ký với Bộ Thông tin và Truyền thông. Riêng nhà cung cấp dịch vụ xuyên biên giới có quy mô lớn tại Việt Nam, phải có thỏa thuận thương mại hoặc đặt văn phòng đại diện ở Việt Nam nhằm giải quyết vấn đề liên quan đến quyền lợi người sử dụng và bảo đảm tuân thủ pháp luật.

>> Sửa Luật Viễn thông: Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh

Tuy nhiên, để đảm bảo tính khả thi, nhiều ý kiến cho rằng, cần có giải pháp phù hợp - Ảnh minh họa: ITN

Tuy nhiên, để đảm bảo tính khả thi, nhiều ý kiến cho rằng, cần có giải pháp phù hợp - Ảnh minh họa: ITN

Cho ý kiến về đề xuất đã nêu khi thẩm định Dự thảo Luật Viễn thông (sửa đổi), Thường trực Uỷ ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội cho rằng, quản lý dịch vụ OTT viễn thông là chính sách quan trọng, có tác động lớn đến người dân, doanh nghiệp, đến công cuộc chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số mà Đảng và Nhà nước đang thúc đẩy. Pháp luật hiện hành chưa có quy định quản lý sẽ dẫn đến việc không bảo đảm quyền lợi của người sử dụng, an toàn, an ninh thông tin, do đó dịch vụ OTT cần phải được quản lý theo cách thức phù hợp.

Tuy nhiên, theo Thường trực Uỷ ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội, cũng có một số ý kiến băn khoăn về cách thức quản lý như quy định của dự thảo Luật: “Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông cơ bản trên Internet có thu cước hoặc không thu cước nhưng có số lượng người sử dụng dịch vụ hoặc phát sinh lưu lượng dịch vụ tại thị trường Việt Nam vượt mức ngưỡng phải có biện pháp bảo đảm sự hoạt động ổn định của dịch vụ” tại khoản 1 Điều 23 dự thảo Luật là khó khả thi.

Vì việc cung cấp các dịch vụ này phụ thuộc vào khả năng truy cập Internet do các doanh nghiệp viễn thông cung cấp. Đồng thời, các nhà cung cấp dịch vụ này cũng không kiểm soát được việc người tiêu dùng chọn mạng nào. Các nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến cũng không thể bảo đảm sự hoạt động ổn định của dịch vụ hoặc khắc phục các vấn đề về chất lượng dịch vụ.

Quy định việc cung cấp dịch vụ viễn thông qua biên giới đến người sử dụng dịch vụ trên lãnh thổ Việt Nam phải thông qua thỏa thuận thương mại với doanh nghiệp viễn thông Việt Nam tại khoản 2 Điều 25 dự thảo Luật có thể thiếu khả thi trong áp dụng thực tế, gây lo ngại cho doanh nghiệp về vấn đề cạnh tranh, có thể làm hạn chế sự phát triển của các dịch vụ OTT tại Việt Nam.

Bên cạnh vấn đề đã nêu, góp ý về đề xuất đưa dịch vụ OTT vào diện quản lý, trước đó, không ít ý kiến cũng tỏ ra quan ngại, đề xuất này có thể gây tác động tiêu cực đến môi trường đầu tư, kinh doanh, làm gia tăng chi phí cho doanh nghiệp.

Góp ý về đề xuất này, bà Đào Thị Nga - đại diện Liên minh Internet châu Á (AIC) cho rằng, dịch vụ OTT, không phải là dịch vụ viễn thông và không nên được đưa vào phạm vi điều chỉnh của Luật Viễn thông (sửa đổi).

“Dịch vụ OTT hoạt động trên nền tảng Internet mở và không hạn chế, phần lớn không thu phí, trong khi đó dịch vụ viễn thông sử dụng các tài nguyên viễn thông như tần số (là tài nguyên hữu hạn) và kho số viễn thông để cung cấp dịch vụ. Hay các dịch vụ điện toán đám mây và trung tâm dữ liệu, cũng không phải là dịch vụ viễn thông và có sự khác biệt lớn về các sản phẩm và dịch vụ được cung cấp”, bà Nga khẳng định.

Còn theo ông Vũ Tú Thành - Phó giám đốc điều hành Hội đồng Doanh nghiệp Hoa Kỳ - ASEAN (USABC), việc quản lý dịch vụ OTT, điện toán đám mây, trung tâm dữ liệu như các dịch vụ viễn thông với những quy định về cấp phép như đối với dịch vụ viễn thông, hoặc buộc các doanh nghiệp nước ngoài phải ký kết hợp đồng thương mại với doanh nghiệp viễn thông trong nước, có thể gây ra những quan ngại lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này…

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Dự thảo Luật Viễn thông (sửa đổi): Cần có giải pháp phù hợp cho dịch vụ OTT tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714422421 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714422421 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10