Hiến kế nâng cao công khai, minh bạch ngân sách cấp Trung ương

Diendandoanhnghiep.vn Ngân sách tại các cơ quan Trung ương trực thuộc dự toán, quyết toán của Quốc hội, phải được sự giám sát để tăng cường tính minh bạch, công khai, có sự thay đổi tích cực hơn trong chỉ số MOBI.

Năm 2020 là năm thứ 3 liên tiếp chỉ số công khai ngân sách Bộ, cơ quan Trung ương (MOBI) được thực hiện và công bố. Khảo sát đánh giá mức độ công khai ngân sách của 44 bộ, cơ quan Trung ương, trong đó có 38 bộ, cơ quan Trung ương là đơn vị dự toán và 6 cơ quan, tổ chức Trung ương được ngân sách Nhà nước hỗ trợ.

Có 34 trên tổng 44 Bộ, cơ quan trung ương có điểm công khai danh sách và 10 Bộ, cơ quan Trung ương không có tên trong bảng xếp hạng

Có 34 trên tổng 44 Bộ, cơ quan trung ương có điểm công khai danh sách và 10 Bộ, cơ quan Trung ương không có tên trong bảng xếp hạng

Trong các tiêu chí, tính liên tục là tiêu chí lần đầu tiên được sử dụng trong khảo sát MOBI 2020 và chỉ được áp dụng cho hai loại tài liệu bao gồm dự toán thu-chi ngân sách và quyết toán ngân sách Nhà nước.

Theo phân tích của PGS.TS Vũ Sỹ Cường- Chuyên gia tài chính công, Trưởng nhóm nghiên cứu công khai minh bạch ngân sách, tại Việt Nam ngân sách chia làm hai nhóm chính đó là cơ quan trung ương và các cơ quan địa phương. Trung bình, các cơ quan trung ương chiếm khoảng trên dưới 50% tổng ngân sách Nhà nước. Đây là một lượng tiền không nhỏ trong khoảng hơn 1.651 triệu tỷ dự toán ngân sách của năm 2021. Như vậy, Trung ương đã xấp xỉ 1/2 số đó, trong khi, số lượng các đơn vị trung ương công khai, minh bạch ngân sách ít hơn các đơn vị tại địa phương. Điều này càng thúc đẩy mục tiêu minh bạch giải trình ngân sách, để thúc đẩy niềm tin của công chúng đối với cơ quan Trung ương.

Theo đó, một số Bộ, ngành Trung ương có mức chi rất lớn. Ví dụ điển hình như số liệu chi ngân sách của Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lớn hơn rất nhiều các tỉnh có quy mô ngân sách trung bình, vì hầu hết các dự án lớn là thuộc về ngân sách Trung ương.

Bên cạnh đó, việc phân cấp quản lý ngân sách Trung ương do Quốc hội phê duyệt cả dự toán và quyết toán, do đó, việc kiểm soát về nguyên tắc có thể sẽ "sạch" hơn so với ngân sách địa phương. Vì ngân sách địa phương sau khi họp Hội đồng Nhân dân mới tổng hợp vào ngân sách quốc gia để Quốc hội phê chuẩn.

Trưởng nhóm nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, trong bộ tiêu chí theo chuẩn quốc tế được áp dụng cho bộ chỉ số MOBI 2020 bao gồm tính sẵn có, tính kịp thời, tính đầy đủ, tính thuận tiện và tính liên tục; Nhưng nếu so về số liệu tài liệu cần công khai của cấp trung ương thì chỉ có sáu loại tài liệu và ít hơn cấp địa phương, chưa kể thời điểm áp dụng và số lượng câu hỏi cũng không nhiều.

PGS.TS Vũ Sỹ Cường, Chuyên gia tài chính công, Trưởng nhóm nghiên cứu công khai minh bạch ngân sách

PGS.TS Vũ Sỹ Cường, Chuyên gia tài chính công, Trưởng nhóm nghiên cứu công khai minh bạch ngân sách

Năm nay, điểm trung bình của MOBI 2020 là 21,64 điểm, tương đương với điểm của năm 2019 theo chuyên gia là một điều đáng buồn. Ngoài ra còn có 10 Bộ, cơ quan Trung ương không có tên trong bảng xếp hạng. Đồng nghĩa với việc các cơ quan này không có thư mục công khai ngân sách và không công khai các tài liệu ngân sách trên cổng thông tin điện tử của đơn vị tại thời điểm khảo sát. Có thể kể đến các đơn vị không công khai các tài liệu ngân sách như Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Đại học quốc gia Hà Nội,... và một số cơ quan khác.

Như vậy, việc giám sát của Quốc hội trong việc công khai minh bạch tại các cơ quan Trung ương trực thuộc dự toán, quyết toán của Quốc hội, phải có sự thay đổi tích cực hơn. Hy vọng Quốc hội khóa mới sẽ có giải pháp chính sách, để có thể thúc đẩy tốt hơn nhiệm vụ này”, PGS.TS Vũ Sỹ Cường bày tỏ.

Mặt khác vị chuyên gia cũng đưa ra khuyến nghị đối với các Bộ, cơ quan Trung ương để thúc đẩy việc công khai minh bạch như:

Thứ nhất, công khai kịp thời các loại tài liệu ngân sách trong chuyên mục công khai ngân sách trên cổng thông tin điện tử của đơn vị mình.

Thứ hai, các tài liệu ngân sách cần công khai đầy đủ nội dung tối thiểu theo đúng bảng biểu như quy định.

Thứ ba, các tài liệu ngân sách có số liệu sử dụng định dạng thân thiện với người dùng như word, excel,..

Thứ tư, các tài liệu ngân sách được công khai kèm theo quyết định công bố công khai thông tin của cơ quan có thẩm quyền. Ví dụ, Nghị quyết phê duyệt ban hành tài liệu có các bảng biểu phụ lục kèm theo.

Thứ năm, các Bộ ngành cần duy trì việc công khai ngân sách liên tục và thường xuyên.

Về phía Quốc hội, cần cân nhắc bổ sung nội dung giám sát tình hình thực tế công khai ngân sách của các Bộ, cơ quan Trung ương vào chương trình hoạt động giám sát hàng năm. Bên cạnh đó, Luật ngân sách 2015 chưa quy định chế tài xử lý, khi các đơn vị sử dụng ngân sách không được thực hiện công khai như quy định tại Điều 15 của Luật. Do vậy, Quốc hội cần xem xét bổ sung chế tài xử lý các vi phạm về thực hiện công khai ngân sách theo quy định của pháp luật. Đồng thời, đề nghị Kiểm toán Nhà nước đưa nội dung công khai minh bạch về tài liệu ngân sách của Bộ, cơ quan trung ương vào nội dung kiểm toán tuân thủ.

Những điều này cần một quá trình cải thiện và bản thân sự tiến lên của các chỉ số MOBI (cấp Trung ương) hay POBI (cấp địa phương) đều cần có sự tiến triển theo thời gian, thể hiện quá trình dân chủ, văn minh, pháp quyền.

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Hiến kế nâng cao công khai, minh bạch ngân sách cấp Trung ương tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1710829127 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1710829127 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10