Hạn chế trong việc khai thác thương mại tài sản trí tuệ

Diendandoanhnghiep.vn Quyền đăng ký sở hữu trí tuệ hạn chế, quy định giao quyền còn bất cập gây cản trở tổ chức chủ trì trong việc thương mại hoá, chuyển giao công nghệ.

ĐBQH Dương Tấn Quân phát biểu tại điểm cầu Đoàn ĐBQH tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tại phiên thảo luận trực tuyến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, ngày 26/10.

Toàn cảnh phiên họp.

Toàn cảnh phiên họp.

Theo đại biểu Dương Tấn Quân, thực trạng về sử dụng, khai thác kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KHCN) là các đối tượng tài sản trí tuệ còn nhiều hạn chế, bất cập.

Về đăng ký đối tượng tài sản trí tuệ là kết quả của nhiệm vụ KHCN, theo quy định Luật Sở hữu trí tuệ thì tổ chức, cơ quan Nhà nước được giao quyền chủ đầu tư đại diện nhà nước thực hiện đăng ký các đối tượng này và đứng tên trên văn bằng bảo hộ (cụ thể là các Sở KHCN).

Nhưng thực tế, các tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ KHCN (các trường đại học, các viện nghiên cứu, các tổ chức KHCN có chức năng) đứng tên đăng ký trên cơ sở điều khoản giao uỷ quyền đăng ký theo hợp đồng KHCN và sau đó trở thành chủ văn bằng bảo hộ. Điều này trái với quy định pháp luật.

Đối với việc giao quyền, theo quy định của Luật Khoa học và công nghệ; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công thì việc tổ chức chủ trì có thể thực hiện quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí sau khi được các cơ quan quản lý nhà nước giao quyền sở hữu, sử dụng kết quả nhiệm vụ KHCN.

Đại biểu Quân cho rằng, việc giao quyền được quy định chi tiết tại Điều 22 Nghị định 70/20018/NĐ-CP còn nhiều bất cập. Lấy dẫn chứng từ trường hợp tổ chức chủ trì là đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền sử dụng hoặc doanh nghiệp 100% vốn nhà nước được giao quyền sở hữu kết quả nhiệm vụ KHCN theo quy định tại Điều 22 thì cũng không có cơ sở pháp lý để các chủ thể này đăng ký sáng chế, thiết kê bố trí là kết quả của nhiệm vụ KHCN. Theo quy định Luật Sở hữu trí tuệ, tổ cổ chức, cơ quan nhà nước được giao quyền chủ đầu tư đại diện nhà nước thực hiện đăng ký.

Việc đánh giá các tài sản trí tuệ gặp nhiều khó khăn (mặc dù có quy định của pháp luật) vì định giá đối tượng này phức tạp, dẫn đến việc giao quyền sở hữu, quyền sử dụng, đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí hầu như chưa thực hiện được.

ĐBQH Dương Tấn Quân phát biểu tại điểm cầu Đoàn ĐBQH tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

ĐBQH Dương Tấn Quân phát biểu tại điểm cầu Đoàn ĐBQH tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Đại biểu Quân nêu quan điểm, nếu không áp dụng được giao quyền, thì quy định luật yêu cầu phải giao cho cơ quan chủ trì, có thể áp dụng giải pháp ràng buộc bằng hợp đồng, buộc tổ chức phải nhận quyền sử dụng (nhưng không khai thác sử dụng).

Đối với việc khai thác thương mại tài sản trí tuệ, bất cập quy định hiện hành chưa thể thúc đẩy tổ chức chủ trì khai thác, phát huy hiệu quả giá trị đầu tư của Nhà nước. Quyền đăng ký sở hữu trí tuệ hạn chế, quy định giao quyền còn bất cập gây cản trở tổ chức chủ trì trong việc thương mại hoá, chuyển giao công nghệ.

Đối với doanh nghiệp, việc nhận thấy được giá trị của các nhiệm vụ KHCN để tham gia đầu tư, hợp tác với các viện nghiên cứu, trường đại học nhằm thương mại hoá nhưng chờ đợi việc đăng ký sở hữu trí tuệ quá lâu do thủ tục giao quyền rườm rà.

Điều này dẫn đến có những tiềm năng không thể khai thác. Bên cạnh đó, mối quan hệ 3 bên giữa Nhà nước - Tổ chức chủ trì - Doanh nghiệp trong vấn đề đưa kết quả nghiên cứu KHCN để thương mại hoá trí tuệ còn lỏng lẻo.

Hệ quả có thể thấy, số lượng nhiệm vụ KHCN có kết quả đăng ký sở hữu trí tuệ đã ít, số lượng kết quả nhiệm vụ KHCN đăng ký sở hữu trí tuệ có thể thương mại hoá thành công còn ít hơn.

Hoạt động chuyển giao công nghệ, hoạt động thương mại hoá hạn chế sẽ khiến Nhà nước mất đi các lợi ích, giá trị kinh tế. Do đó, đại biểu Quân kiến nghị cần trao nhiều sự tự chủ hơn cho tổ chức chủ trì để họ có động lực khai thác, phát triển, bán hay sử dụng các kết quả nghiên cứu.

Đại biểu đề xuất sử dụng, khai thác kết quả nhiệm vụ KHCN theo Phương án 1 Tờ trình 358/TTr-CP ngày 28/9/2021 là phù hợp. Tuy nhiên, đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc làm rõ hơn cơ chế phân chia lợi ích sau khi khai thác thương mại giữa các bên tham gia nhiệm vụ KCN gồm Nhà nước, tổ chức chủ trì và tác giả.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Hạn chế trong việc khai thác thương mại tài sản trí tuệ tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714876905 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714876905 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10