Hiệp hội taxi ba miền gửi đơn lên Thủ tướng tố Uber, Grab và... Bộ GTVT

Diendandoanhnghiep.vn Ba hiệp hội Taxi Hà Nội, TP HCM và Đà Nẵng vừa có văn bản "kêu cứu" gửi Thủ tướng Chính phủ, “tố” những sai phạm trong quản lý Uber, Grab của Bộ Giao thông vận tải và khẳng định Uber, Grab cần được định danh hoạt động như taxi.

Theo văn bản này, nếu tiếp tục cho thử nghiệm mà không sửa Quyết định 24/QĐ-BGTVT về thí điểm triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng sẽ khiến hệ thống taxi tan rã. Hiện, chỉ riêng TP.HCM đã có 1/2 số đơn vị taxi thành viên tan rã, những đơn vị còn lại đã giảm 30% số xe. Hà Nội cũng đã giảm trên 35% đầu phương tiện taxi.

Theo số liệu các hiệp hội taxi đưa ra, lượng xe của Uber, Grab đã lên 50.000 xe, mọi quy hoạch vận tải đang bị phá vỡ.

Theo số liệu các hiệp hội taxi đưa ra, lượng xe của Uber, Grab khiến mọi quy hoạch vận tải đang bị phá vỡ (biểu đồ:zing).

Bộ Giao thông vận tải cố tình sai sót?

Ba hiệp hội taxi kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ GTVT dừng gia tăng số lượng phương tiện đang hoạt động thí điểm vì quá nhiều. Không mở rộng các tỉnh, thành phố ngoài phạm vi thí điểm. Grab, Uber phải là đơn vị kinh doanh vận chuyển hành khách (taxi đặt xe qua mạng), do vậy phải ký hợp đồng trực tiếp với lái xe và chịu trách nhiệm giải quyết mọi phát sinh với khách hàng và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.

Đồng thời, phải xây dựng bộ nhận diện riêng cho phương tiện thí điểm, các doanh nghiệp này phải đặt máy chủ ở Việt Nam kết nối với cơ quan quản lý nhà nước...

Theo các hiệp hội taxi, Bộ Giao thông vận tải cố tình sai sót không giới hạn số lượng phương tiện tham gia thí điểm, dù UBND thành phố Hà Nội và TP.HCM đã nhiều lần kiến nghị và yêu cầu khống chế số lượng, dẫn tới số lượng xe hợp đồng thí điểm đã tăng chóng mặt, lên con số 60.000 xe.

Tại Hà Nội, hiện có 19.265 xe taxi và khoảng 30.000 xe hợp đồng hoạt động như taxi, vượt xa so với quy hoạch taxi của thành phố (đến năm 2020 Hà Nội sẽ có 25.000 xe nhưng hiện đã có trên 49.000 xe). Tương tự, TP.HCM hiện có 11.060 xe taxi và khoảng 33.000 xe hợp đồng hoạt động như taxi (quy hoạch của TP.HCM đến 2020 có 12.700 xe nhưng hiện nay đã trên 44.000 xe).

Hiệp hội Taxi Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng cũng cho rằng, theo kế hoạch thí điểm, các phương tiện sẽ được dán logo riêng để phân biệt, nhưng Bộ GTVT lại giao cho Uber, Grab được tự tạo và cấp phát logo. Các doanh nghiệp này không đưa ra quy chuẩn nhận diện khiến thanh tra giao thông không nhận biết được, cơ quan quản lý cũng không nắm được số lượng xe chính thức.

Ngoài ra, tại một số địa phương, dù chưa được cho phép hoạt động như Đà Nẵng, nhưng Uber, Grab vẫn đang hoạt động trái phép.

Tiếp tục nhấn mạnh vào việc gây thất thu cho ngân sách nhà nước, các Hiệp hội Taxi Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM cho rằng, với số phương tiện lên đến hơn 60.000 xe, nhưng số nộp ngân sách của cả Uber và Grab trong suốt gần 4 năm (2014 đến tháng 10.2017) chỉ 285 tỉ đồng, tương đương 9 tháng 2017 của hãng taxi Vinasun, trong khi số lượng xe của Vinasun là hơn 5.000 xe.

“Nếu tính theo mức thuế suất các doanh nghiệp taxi đang phải nộp thì số thuế là 163 tỉ đồng/tháng và 1.963 tỉ đồng/năm. Với 25% doanh thu phía Uber, Grab được hưởng, mỗi năm dòng tiền từ trong nước chảy ra nước ngoài cho Uber, Grab khoảng 5.400 tỉ đồng, mỗi ngày 15 tỉ đồng”, văn bản cho hay.

Nhiều địa phương... phản đối

Trước đó, tại văn bản kiến nghị  ngày 29/12/2017, hiệp hội taxi cả 3 miền cũng cho rằng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã có công văn gửi Thủ tướng, với nội dung và đề xuất đi ngược lại tinh thần chỉ đạo trước đó. Bộ vẫn bảo vệ quan điểm là xe hợp đồng điện tử được lồng ghép vào xe hợp đồng. Trong dự thảo nghị định mới thay thế Nghị định 86 thì kiến nghị hợp thức hóa việc triển khai Grab, Uber tại một số tỉnh, thành phố ngoài phạm vi 5 địa phương thí điểm.

Ba hiệp hội nhấn mạnh việc nhiều địa phương quyết liệt phản đối Uber, Grab như Đà Nẵng, Khánh Hòa, Quảng Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Thừa Thiên Huế, Lâm Đồng… Theo số liệu các hiệp hội taxi đưa ra, lượng xe của Uber, Grab đã lên 50.000 xe, mọi quy hoạch vận tải đang bị phá vỡ.

Ba hiệp hội taxi đưa ra nhiều kiến nghị tới Bộ GTVT, trong đó kiến nghị chỉ đạo các địa phương thực hiện thí điểm dừng cấp mới phù hiệu xe hợp đồng cho các phương tiện tham gia,  để rút kinh nghiệm về công tác quản lý. Bộ GTVT cũng cần ban hành ngay quy định về việc nhận diện đối với các phương tiện tham gia thí điểm.

Việc nhận diện này, theo đề xuất của các hiệp hội là trên nóc xe hợp đồng phải gắn hộp đèn đơn vị vận tải giống như taxi

Khái niệm xe hợp đồng điện tử với ôtô 9 chỗ ngồi trở xuống trong dự thảo nghị định mới thay thế cho Nghị định 86 cũng được kiến nghị loại bỏ. Theo lý giải của hiệp hội taxi, việc định danh sai thì không thể có chính sách đúng, không thể góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển mà gây rối loạn thị trường, tạo nên xung đột xã hội.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Hiệp hội taxi ba miền gửi đơn lên Thủ tướng tố Uber, Grab và... Bộ GTVT tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714366633 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714366633 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10