Kinh nghiệm khởi nghiệp kinh doanh

Diendandoanhnghiep.vn Trong quá trình khởi nghiệp song song với những thành công đạt được thì không ít người gặp phải những thất bại khó tránh khỏi.

Nền kinh tế hiện nay đang phát triển không ngừng theo hướng năng động và phát huy tối đa năng lực cá nhân. Nó tạo điều kiện cho nhiều ý tưởng kinh doanh mới lạ, độc đáo có tiền đề để phát triển. Mô hình khởi nghiệp hiện nay đang được áp dụng khá thành công ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam.

Khởi nghiệp tức là bạn đã ấp ủ một công việc kinh doanh riêng, thường thì bạn sẽ thành lập một doanh nghiệp mà tại đó bạn là người quản lý, là người sáng lập hoặc đồng sáng lập. Việc cung cấp những sản phẩm mới, dịch vụ mới hay thậm chí kinh doanh những mặt hàng đã có mặt trên thị trường nhưng theo ý tưởng có riêng mình... đều được gọi là khởi nghiệp.

Nhưng khởi nghiệp thành công là điều mà ai cũng muốn nhưng đang từ một nhân viên mà chuyển sang khởi nghiệp không phải là điều dễ dàng. Tương lai tích cực hay tiêu cực chưa thể nói trước nhưng bước chuyển này chắc chắn sẽ đem lại cho bạn nhiều bài học đáng giá, cả về công việc lẫn cuộc sống.

Những công ty mới khởi nghiệp thường dễ gặp rủi do trong quá trình gọi đầu tư, chậm phát triển do chưa dày dặn kinh nghiệm. Việc gọi vốn đầu tư từ các tập đoàn uy tín, lâu đời trên thị trường là điều không giản. Nếu không có nguồn vốn duy trì doanh nghiệp thì nguy cơ thất bại là điều không thể tránh khỏi.

Yếu tố quan trọng khi bắt đầu con đường khởi nghiệp của mình đó là bản thân bạn phải có một sự sáng tạo vượt bậc. Bởi vì chỉ có sự sáng tạo mới làm nên sự khác biệt giữa bạn và đối thủ, chỉ có sự sáng tạo hơn người mới có thể giúp bạn nhìn thấu toàn bộ thị trường hiện tại, tìm ra những nhu cầu chưa được đáp ứng, từ đó đưa ra kế hoạch kinh doanh cho riêng mình. Kế hoạch này không nhất thiết phải bao gồm những ý tưởng kinh doanh chưa ai biết đến hay những ý tưởng mới hoàn toàn chưa ai nghĩ đến, mà nó phải tạo nên sự đột phá và lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp của bạn.

Tuy nhiên, một startup sẽ thất bại bởi nguồn tài đó được tích lũy từ những ngày đi làm thuê nhưng số tiền đó chỉ đủ để ra mắt startup. Tuy nhiên sau vài tháng đi vào hoạt động nguồn tài chính bắt đầu cạn  khiến bạn chật vật và phải kêu gọi đầu tư từ mọi phía nhưng điều đó vô vàn khó khăn đối với startup chưa tiếng tăm trên thương trường và thất bại là điều không thể tránh khỏi. Ngoài ra mấu chốt của công việc khởi nghiệp kinh doanh là học hỏi để phát triển công ty khởi nghiệp của mình như lĩnh vực công nghệ tới nhân sự, marketing, bán hàng quản lý nguồn vốn… Đây là những bài học tuyệt với nếu không khởi sự kinh doanh.

Hạn chế trong khởi nghiệp kinh doanh còn có rất nhiều quy tắc ngầm hiểu, thậm chí đã trở thành điều hiển nhiên trong quan niệm của những người làm khởi nghiệp kinh doanh. Nhưng nếu cứ chăm chăm làm theo khuôn mẫu và răm rắp tin vào những quy tắc đó, doanh nghiệp của bạn khó có thể thành công.

Mỗi một startup nên sẵn sàng để thất bại trong một đến hai năm đầu tiên, dù bạn có bao nhiêu tiền trong tay. Khoảng thời gian này là thời điểm rất khó khăn với các startup, song đổi lại, bạn sẽ có được những kinh nghiệm vô cùng quý giá về nhu cầu của khách hàng. Vì vậy, hãy chuẩn bị cho việc sinh tồn trong giai đoạn thất bại trước khi bạn chính thức khởi nghiệp.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Kinh nghiệm khởi nghiệp kinh doanh tại chuyên mục Khởi nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714189033 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714189033 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10