Luật Doanh nghiệp tiếp nối “luồng gió mới” của cải cách

Diendandoanhnghiep.vn Số doanh nghiệp tăng từ 39.069 năm 2000 lên hơn 773.00 đến tháng 5/2020; nhiều tỷ phú đô la xuất hiện, điều chưa bao giờ có trong lịch sử và đây cũng là thành quả của Luật Doanh nghiệp.

Quốc hội vừa thông qua Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) với 90,68% đại biểu tán thành (tương đương 438 đại biểu), Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) đã chính thức được thông qua.

qua nhiều lần sửa đổi, Luật Doanh nghiệp vẫn đang tiếp nối định hướng cải cách không ngừng nghỉ đó.

Qua nhiều lần sửa đổi, Luật Doanh nghiệp vẫn đang tiếp nối định hướng cải cách không ngừng nghỉ đó.

Trả lời Diễn đàn Doanh nghiệp, TS Nguyễn Đình Cung – thành viên ban soạn thảo Luật Doanh nghiệp 2004 khẳng định ngay từ khi ra đời, Luật Doanh nghiệp mang trong mình sứ mệnh bảo vệ quyền tự do kinh doanh; giảm chi phí tuân thủ đối với doanh nghiệp; đảm bảo an toàn, quyền và tài sản trong kinh doanh được pháp luật bảo vệ; giảm, thu hẹp và loại bỏ rủi ro từ chính sách, thể chế và thực thi luật pháp.

Đến nay, qua nhiều lần sửa đổi, Luật Doanh nghiệp vẫn đang tiếp nối định hướng cải cách không ngừng nghỉ đó.

Về cơ bản, có 5 thành tựu lớn của Luật Doanh nghiệp mà chúng ta có thể kể đến như sau:

Thứ nhất, thành tựu lớn nhất và cũng đáng tự hào nhất của Luật Doanh nghiệp khi thực thi là tạo được sự thay đổi trong tư duy, từ chỗ trước đây Nhà nước coi quyền kinh doanh là của Nhà nước thì Nhà nước đã trao quyền kinh doanh cho người dân và doanh nghiệp và đảm bảo quyền tự do kinh doanh của họ.

Thứ hai, Trong 20 năm qua nhiều rào cản gia nhập thị trường được bãi bỏ, đơn giản hóa một cách có hệ thống thông qua các đợt cải cách thủ tục hành chính mà Luật Doanh nghiệp là một trong những đạo luật dẫn đầu. Qúa trình này đã tạo ra rất nhiều cơ hội kinh doanh cho người dân và doanh nghiệp, giảm chi phí và tăng sự an toàn cho hoạt động kinh doanh của người dân.

Thứ ba, về vấn đề quản lý nhà nước, Luật đã thay đổi tư duy từ tiền kiểm sang hậu kiểm. Chúng ta đã bỏ hoàn toàn quan niệm năng lực cơ quan nhà nước đến đâu thì cho người dân và doanh nghiệp kinh doanh đến đó. Thay vào đó là tư duy quản lý để thúc đẩy sự phát triển chung của xã hội và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân có điều kiện phát triển và khởi sắc.

Thứ tư, Luật Doanh nghiệp 2005 đã thể chế hóa những cam kết của Việt Nam trong quá trình hội nhập, đàm phán gia nhập WTO.

Thứ năm, tinh thần mạnh mẽ của Luật Doanh nghiệp đã mở đường cho việc sửa đổi nhiều đạo luật liên quan đến đầu tư kinh doanh như: Luật Đầu tư, Luật Chứng khoán, Luật Đất đai... Từ đó tạo thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.

Kế thừa tất cả tinh thần cải cách của Luật Doanh nghiệp, ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng CIEM, thành viên Ban soạn thảo Luật mới cho biết, Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) hướng tới mục tiêu tạo lập môi trường kinh doanh an toàn hơn và rẻ hơn. Ông Hiếu nhấn mạnh: “Dư địa riêng cho cải cách nội dung này ở một chừng mực nào đó theo một số ý kiến đã tới hạn, nhưng theo tôi, chúng ta vẫn còn dư địa”.

Vậy dư địa ở đâu? Trả lời câu hỏi này, ông Hiếu cho biết: “Thực tế thủ tục gia nhập thị trường hiện có 8 bước với 16 ngày, bao gồm: Đăng ký thành lập doanh nghiệp với cơ quan đăng ký kinh doanh (3 ngày), khắc dấu (1 ngày), thông báo mẫu dấu (1 ngày), mở tài khoản ngân hàng (1 ngày)… Để cải cách, Dự thảo Luật Doanh nghiệp đề xuất bãi bỏ những thủ tục không cần thiết như thủ tục thông báo mẫu dấu…, góp phần giảm chi phí cho doanh nghiệp”.

Nhưng quan trọng hơn, Luật nhắm tới mục tiêu nâng cao quản trị doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp kinh doanh an toàn hơn. Theo đó, Luật sửa đổi quản trị công ty TNHH theo hướng không bắt buộc phải thành lập ban kiểm soát, có thể thuê ngoài kiểm toán viên hoặc công ty kiểm toán để thực hiện chức năng kiểm soát (trừ doanh nghiệp có vốn nhà nước); mở rộng quyền của cổ đông, nhóm cổ đông về việc tiếp cận thông tin tình hình hoạt động của công ty…

Cũng cần khẳng định rằng, sửa đổi Luật Doanh nghiệp lần này, Chính phủ và đặc biệt là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đặc biệt chú ý đến cắt giảm các điều kiện kinh doanh đã mọc trở lại như nấm sau mưa suốt hàng chục năm qua. Báo cáo của Chính phủ cho biết, từ năm 2016 tới nay đã cắt giảm, đơn giản hóa 3.893/6.191 điều kiện kinh doanh; cắt giảm, đơn giản hóa 6.776/9.926 danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành; cắt giảm 30/120 thủ tục hành chính liên quan đến kiểm tra chuyên ngành; tổng chi phí xã hội tiết kiệm ước tính được trên 18 triệu ngày công/năm và tương đương với 6.300 tỷ đồng tiết kiệm/năm.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Luật Doanh nghiệp tiếp nối “luồng gió mới” của cải cách tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714364448 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714364448 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10