"Mong được ngẩng cao đầu với con”

Diendandoanhnghiep.vn Ngày ra tù tôi chỉ còn hai bàn tay trắng, phải ngủ gầm cầu, xin đồ ăn sống qua ngày để tiếp tục đi kêu oan, giờ đây tôi chỉ có mong muốn sớm được giải oan để ngẩng cao đầu với con gái…”

Ông Nguyễn Thành Công - cựu Giám đốc Công ty Tư doanh Bình Trọng kỹ thương – Bitroco chia sẻ

br class=

Cựu doanh nhân Nguyễn Thành Công đã đi gõ cửa các cơ quan kêu oan suốt 30 năm qua mong tìm được công lý. Ảnh: TT

Đó là chia sẻ chua xót của ông Nguyễn Thành Công, cựu Giám đốc Công ty Tư doanh Bình Trọng kỹ thương – Bitroco một thời tại Sài Gòn, cựu doanh nhân này đã đi gõ cửa các cơ quan kêu oan suốt 30 năm qua mong tìm được công lý. Hiện ông đang sống trong căn phòng trọ rộng chừng 10m2 nằm trong một con hẻm nhỏ tại quận 10 (TP.HCM) cùng với vợ và con gái. Trong không gian chật hẹp, có tới gần nửa diện tích là để hồ sơ kêu oan của ông.

Gần 30 năm đội đơn tìm công lý

32 năm trước, ông Nguyễn Thành Công (69 tuổi, ngụ quận 10, TP.HCM) là Giám đốc Công ty Tư doanh Bình Trọng kỹ thương – Bitroco (chuyên sửa chữa ôtô, xe máy, sản xuất dây đồng và phụ tùng). Ngày đó ông sở hữu căn nhà và công ty rộng hơn 1.200m2 ở quận 5. Thế nhưng sau khi bị vướng vào vòng lao lý, ông ra tù và trở thành người vô gia cư.

Cựu doanh nhân cho biết, gần 20 năm trước, trong lần tiếp nhận đơn tố cáo, khiếu nại của ông, Công an TP.HCM kết luận rằng, một số cá nhân thuộc HTX Bưu Điện và người liên quan có “dấu hiệu vi phạm pháp luật” và việc phát mãi căn nhà của ông Công là “trái luật”. Tuy nhiên đến nay ông vẫn chưa chính thức được cơ quan tố tụng nào minh oan.

“Tôi chưa từng chiếm đoạt tiền của bất cứ cá nhân, tổ chức nào. Số tiền tôi vay mượn làm ăn đều đã trả, thậm chí dư. Vậy mà họ cố tình hình sự hóa dân sự, đẩy tôi vào tù”, ông Công bức xúc nói và ngậm ngùi cho biết “ngày ra tù tôi chỉ còn hai bàn tay trắng, phải ngủ gầm cầu, xin đồ ăn sống qua ngày để tiếp tục đi kêu oan”.

Bà Trần Kim Thuý, vợ ông Công chia sẻ, lần đầu bà gặp chồng là vào gần 25 năm về trước, khi đó ông đang lang thang trước cổng Bệnh viện Bình Dân – nơi bà bán bánh mì. Ông đến xin bà ổ bánh để lót dạ vì quá đói mà không có tiền. Nhiều lần như vậy, bà hiểu và thông cảm cho hoàn cảnh của ông, từ đó mà đem lòng thương yêu, về làm vợ người đàn ông trắng tay hơn mình 20 tuổi.

Từ đó buổi sáng hai vợ chồng cùng nhau bán bánh mì, chiều lại chở nhau đến các cơ quan tố tụng để kêu oan. Gần chục năm ròng rã như vậy mà vẫn không có kết quả. Đến năm 2006 ông Công bất ngờ bị tai biến rồi đổ bệnh phải điều trị dài ngày. Tiền tích cóp được cạn kiệt nên cả hai vợ chồng phải liên tục chuyển chỗ trọ. Về sau, sức khỏe của ông giảm sút, đi lại khó khăn, nên đành nhờ vợ giúp việc kêu oan.

“Tôi mong được giải oan để ngẩng cao đầu với con gái và lấy lại ngôi nhà của mình”, ông Công nói về nguyện vọng lớn nhất đời mình.

br class=

Căn nhà rộng 1.200 m2 ông Công mua hơn 30 năm trước sau khi bị phát mãi bị bỏ trống.

Trả dư nợ vẫn bị xử tù

Suốt 25 năm qua, ông Công đã liên tục gửi đơn kêu oan đến các cơ quan tố tụng. Mãi đến gần đây, hành trình đi tìm công lý của ông mới có tín hiệu tích cực khi Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an xác định năm 1993, TAND TP.HCM xét xử ông Công về các tội danh “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản công dân” và “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản XHCN” là “không phù hợp với các tình tiết khách quan và có dấu hiệu oan sai”.

Theo công văn Bộ Công an gửi Chánh án TAND Tối cao, vào năm 1989, ông Công mua căn nhà 317 đường Trần Bình Trọng, quận 5 (rộng 1.200m2) để làm trụ sở Công ty Bitroco. Tháng 3/1990, ông Công ký hợp đồng liên kết với Hợp tác xã tín dụng Bưu Điện (HTX Bưu Điện) vay 500 triệu đồng, lãi 6%/tháng và vay 50 triệu đồng của Ngân hàng Sài Gòn Công Thương – Chi nhánh Tân Bình để mở rộng sản xuất.

Giữa năm 1990, HTX Bưu Điện yêu cầu ông Công phải trả tiền trước thời hạn. Từ tháng 3/1990 đến cuối năm, ông Công đã tiến hành trả hơn 1,5 tỷ đồng và 194 cây vàng (thừa hơn 709 triệu đồng và 194 cây vàng). Tuy nhiên, lãnh đạo và kế toán của HTX vẫn tiếp nhận toàn bộ số tiền (bao gồm cả số tiền thừa) nhưng chỉ đưa hơn 132 triệu đồng tiền lãi vào sổ sách theo dõi của đơn vị, còn lại để ngoài.

Ngày 9/12/1990, UBND quận 5 nhận được công văn của HTX Bưu Điện với nội dung: “Công ty Bitroco còn nợ lãi và vốn hơn 1,7 tỷ đồng, đề nghị cho phát mãi căn nhà 317 Trần Bình Trọng để thu hồi nợ”. Cuối năm, UBND quận 5 có quyết định kê biên, phong tỏa, thanh lý căn nhà của ông Công.

Đầu năm 1991, HTX Bưu Điện ép ông Công ký văn tự bán căn nhà trên cho bà Trịnh Tú Toàn với giá 240 triệu đồng. Mấy ngày sau, đơn vị này ký biên bản giao nhà của ông Công cho chủ mới với giá 875 triệu đồng, khấu trừ số tiền vào tiền nợ vay. Tuy nhiên, theo cơ quan chức năng thì Chủ nhiệm HTX Bưu Điện đã ký, nhận gần 1,3 tỷ đồng tiền chuyển nhượng căn nhà từ bà Toàn.

Về khoản vay của Ngân hàng Sài Gòn Công Thương, ông Công đã thanh toán xong cả gốc lẫn lãi nhưng UBND quận 5 vẫn tiếp tục chuyển vụ việc ông Công vay tiền của ngân hàng và HTX Bưu Điện qua Công an quận 5, đề nghị điều tra việc “ông Công thế chấp nhà 317 Trần Đình Trọng vay tiền nhưng không trả nợ”.

Ngày 28/1/1991, Công an quận 5 khởi tố, bắt giam ông Công với cáo buộc “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản XHCN”, sau đó đổi thành tội danh “Lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản XHCN”…

Quá trình điều tra, Công an quận 5 nhận được đơn của 4 cá nhân, tổ chức khác yêu cầu ông Công trả nợ gồm: HTX tín dụng Nguyễn Trãi (cáo buộc ông Công vay hơn 22 triệu đồng), Hội đồng khoa học xã hội TP (cáo buộc ông Công nợ 5.000 USD và 10 lượng vàng), Xí nghiệp xây lắp điện (cáo buộc ông Công giao dây đồng còn thiếu trị giá hơn 22 triệu đồng) và ông Hồng Tồn Tường (chủ cũ căn nhà 317 Trần Đình Trọng) tố ông Công nợ 17,5 lượng vàng. Vì vậy nên ông Công bị khởi tố thêm tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản công dân”.

VKS không truy tố trách nhiệm hình sự đối với số tiền 10.000 USD và 10 lượng vàng mà Công an quận 5 cáo buộc ông Công chiếm đoạt của Hội đồng khoa học xã hội thành phố, nhưng TAND TP.HCM vẫn tuyên ông Công phải trả khoản tiền này.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết "Mong được ngẩng cao đầu với con” tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714403347 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714403347 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10