Công trình vi phạm trên đất rừng Sóc Sơn (KỲ IV): Xử lý đối tượng “đầu nậu”

Diendandoanhnghiep.vn Không chỉ giao đất lâm nghiệp sai đối tượng mà hàng trăm héc ta đất rừng do Ban Quản lý rừng phòng hộ - đặc dụng Hà Nội quản lý đã bị người dân lấn chiếm và mua bán tràn lan.

Đây là thực trạng diễn ra nhiều năm nay trên địa bàn xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn.

p/Những khu đất thuộc phạm vi rừng phòng hộ tại Sóc Sơn vẫn đang được người dân thi công xây dựng công trình.

Nhiều hộ dân ngang nhiên xây dựng công trình trên đất rừng phòng hộ (thôn Lâm Trường, xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn)

Trong vai người cần mua đất làm resort, tôi được người bạn quen giới thiệu đến gặp bà H. hiện có 2 ngàn m2 đất cần bán. Sau một hồi “truy” lý lịch, bà H. vẫn nhìn tôi có phần cảnh giác. Tuy nhiên, khi nghe đúng tên người chỉ dẫn, bà H. mới vui vẻ tiếp chuyện.

Rao bán tràn lan đất rừng

Người phụ nữ này cho biết, thửa đất bà đang sở hữu rất đẹp, diện tích lớn và đang tiến hành làm thủ tục để được cấp giấy chứng nhận. Chính vì vậy, bà H. “hét” giá 4 tỷ đồng. Khi nghe hỏi về vấn đề cấp phép xây dựng và kinh doanh, bà H. khẳng định: “Anh chị cứ việc xây nhà ở, kinh doanh thoải mái”.

Cách đó vài km, cô B. - công nhân lâm trường đã nghỉ hưu hơn 10 năm nay cho biết, khoảng năm 2000, đất khu vực thôn Lâm Trường tăng giá rất cao vì người ở khắp nơi đổ về mua. Giá cao, nhiều người dân bán sạch đất rừng được nhà nước chia, đi nơi khác ở hoặc mua đất những chỗ rẻ hơn. Khi biết tôi có ý định tìm mua đất trong khu Lâm Trường cô A cho rằng người dân trong này thường bán đất từ 1.000m2 trở lên. Mua từ 2.000m2 mới có giá 2 triệu đồng/m2. “Còn những miếng đất gần hồ điều hoà bán hết rùi, giá cũng gấp 2 – 3 lần những vị trí khác”.

“Khi mua bán đất, người mua và chủ đất rừng sẽ đến UBND xã xin xác nhận về việc ký “hợp đồng liên doanh” để phát triển rừng, sau đó một thời gian, chủ đất rút lui với lý do không đủ khả năng và giao toàn bộ quyền cho bên mua. Hoặc chỉ thông qua giấy tờ viết tay một số cán bộ chuyên trách sẽ làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và vườn kề cho các hộ sử dụng”– cô tiết lộ một số hình thức hợp thức hoá lô đất. 

Mới đây, kết luận thanh tra TP Hà Nội cho thấy chỉ riêng 2 xã Minh Phú, Minh Trí và khu vực ven 7 hồ lớn đã có 797 công trình vi phạm trong quy hoạch rừng phòng hộ Sóc Sơn.  

nay vẫn còn 485/555 công trình chưa xử lý.

Toàn huyện Sóc Sơn vẫn còn 485/555 công trình vi phạm trên đất lâm nghiệp chưa bị xử lý

Chia sẻ riêng với Diễn đàn Doanh nghiệp, một lãnh đạo huyện Sóc Sơn thừa nhận, việc quản lý đất rừng không rõ ràng nên một số lãnh đạo xã và cán bộ chuyên trách của huyện Sóc Sơn đã lợi dụng để làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và vườn kề cho các hộ sử dụng. Một số sai phạm trên đã được xử lý với việc một trưởng phòng cùng 3 cán bộ địa chính, nhà đất huyện; cùng 6 cán bộ cấp xã đã phải nhận án tù vài năm về trước.

Xử lý đối tượng “đầu nậu” 

Luật sư Nguyễn Hải Nam - Văn phòng Luật sư Trí Việt cho rằng, Điều 192, Luật Đất đai 2013 nêu rõ, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất ở, đất sản xuất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ thì chỉ được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất sản xuất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ đó. Theo ông Nam, như vậy cũng đồng nghĩa, loại đất này thuộc trường hợp chuyển nhượng có điều kiện. 

Hơn nữa, việc thay đổi mục đích sử dụng phải do UBND cấp tỉnh phê duyệt, các nhân không được tự ý triển khai hoạt động nghỉ dưỡng, du lịch tại đây. Bên cạnh đó, theo ông do đây là đất được nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất nên trong trường hợp nhà nước thu hồi thì người nhận chuyển nhượng chỉ được bồi thường giá trị cây cối trên thửa đất, xem xét công sức cải tạo, hỗ trợ chuyển đổi công việc... Với cơ sở pháp lý đó, ông Nam cho biết, nhà đầu tư cần đặc biệt cẩn trọng với việc mua các tài sản nói trên. 

Đồng quan điểm, GS Đặng Hùng Võ – Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường cho rằng, theo quy định của pháp luật (trước khi có Luật Lâm nghiệp), rừng phòng hộ chỉ được chuyển nhượng cho những người dân trong xã. Còn quy định của Luật Lâm nghiệp hiện nay, không được chuyển nhượng đất rừng phòng hộ. Nhưng cấp sổ đỏ không có nghĩa muốn chuyển nhượng cho ai cũng được vì nó vẫn đang là đất rừng. Nhiều ngôi nhà xây quá 200 m2 trong rừng phòng hộ là sai. Việc xây dựng những ngôi nhà kiên cố ở rừng phòng hộ cũng không đúng quy định.

Để giải quyết tận gốc vấn đề, theo GS Đặng Hùng Võ cần chỉ đạo các cơ quan thực thi pháp luật điều tra, thu thập chứng cứ để phát hiện làm rõ vi phạm của các tổ chức, cá nhân đã có hành vi mua, nhận chuyển nhượng “chui” và sử dụng trái mục đích sử dụng đất rừng; qua đó, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

“Sở dĩ đề cập đến vấn đề này là bởi trong số rất nhiều những vụ việc phá rừng đã bị khởi tố hay xử phạt hành chính, hầu như đối tượng bị xử lý đều là người dân. Ai cũng hiểu người dân vi phạm vì hoàn cảnh khó khăn, vì thiếu hiểu biết nên bị các đối tượng “đầu nậu” lợi dụng. Vậy nên bỏ sót đối tượng “đầu nậu” tức là chưa giải quyết được vấn đề tận gốc” – GS Võ cho biết.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Công trình vi phạm trên đất rừng Sóc Sơn (KỲ IV): Xử lý đối tượng “đầu nậu” tại chuyên mục Bất động sản của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714770011 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714770011 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10