Mỹ - Trung "nối dài" đàm phán thương mại

Cẩm Anh 01/08/2019 07:05

Vòng đàm phán thương mại Mỹ - Trung tại Thượng Hải đã kết thúc sớm hơn kế hoạch và hai bên sẽ tiếp tục nối lại đối thoại vào tháng 9 tới.

Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc trước vòng đối thoại ở Thượng Hải. (Ảnh: EPA)

Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc trước vòng đối thoại ở Thượng Hải. (Ảnh: EPA)

Theo đó, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết trong hai ngày làm việc tại Thượng Hải, hai bên đã có các cuộc trao đổi thẳng thắn, hiệu quả cao, mang tính xây dựng và sâu rộng về nhiều vấn đề chính của lợi ích chung.

Mặc dù bầu không khí giữa hai bên diễn ra tốt đẹp, nhưng việc không có tuyên bố chung cũng như chưa có bình luận trực tiếp nào của Mỹ và Trung Quốc liên quan trực tiếp tới vòng đàm phán lần này đã mang lại sự bi quan cho các chuyên gia; đồng thời giảm bớt kì vọng của các nhà đầu tư. 

Có thể bạn quan tâm

  • Tái đàm phán Mỹ - Trung: Giới chuyên gia nói gì?

    07:05, 31/07/2019

  • Phố Wall - mặt trận mới trong cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung

    07:00, 29/07/2019

  • Vài kịch bản cho thương chiến Mỹ - Trung

    06:55, 17/07/2019

  • Cuộc chiến công nghệ Mỹ - Trung: Cục diện có thay đổi?

    07:25, 10/07/2019

Sau khi có kết quả cuộc đàm phán, các chuyên gia kinh tế nhận định khả năng Mỹ - Trung đình chiến là rất mong manh vì các bất đồng cơ bản giữa hai bên vẫn chưa được giải quyết, và không có dấu hiệu cho thấy hai chính phủ sẽ sẵn sàng nhượng bộ.

Thậm chí, sau những tweet đầy áp lực của Tổng thống Donald Trump trước thềm cuộc họp, nhiều chuyên gia cho rằng, Tổng thống Mỹ sẽ gia tăng nhiều biện pháp thuế quan với hàng hóa của Trung Quốc trước cuộc đàm phán lần tới để ép quốc gia này đẩy nhanh quá trình trước thềm bầu cử vào năm 2020.

Theo chuyên gia Vasu Menon, chiến lược gia đầu tư cấp cao từ Ngân hàng OCBC, mâu thuẫn giữa Trung Quốc và Mỹ đang ngày một trở nên sâu sắc hơn. Chính sách áp thuế quan với hàng hóa vẫn đang được Mỹ coi là một chiến thuật hợp lý để gây áp lực buộc Trung Quốc mở cửa thị trường và mua thêm hàng hóa của Mỹ.

"Do đó, Tổng thống Trump vẫn rất hài lòng trong việc kéo dài thời gian và áp thuế nhiều hơn đối với Trung Quốc. Tuy nhiên, nước Mỹ hiện đang không sản xuất đủ các mặt hàng tiêu dùng tinh vi mà tầng lớp trung lưu của Trung Quốc tìm kiếm. Đồng thời, trên cơ sở an ninh, Washington không sẵn lòng bán cho Trung Quốc các linh kiện công nghệ cao mà họ mong muốn", ông Vasu cho biết.

Điều này chỉ để lại một con đường duy nhất cho người Trung Quốc để tăng nhập khẩu từ Mỹ, đó là mua thêm các sản phẩm nông nghiệp như đậu nành hoặc mua nhiều máy bay Boeing thay vì máy bay sản xuất tại châu Âu, dù điều này không làm giảm bớt sự mất cân bằng thương mại tổng thể của Mỹ - mục tiêu trước mắt của Tổng thống Trump.

Đồng quan điểm với chuyên gia Vasu, ông Yukon Huang, cao cấp tại Tổ chức Carnegie nhận định, vòng đàm phán lần này của hai nước về cơ bản là không có nhiều ý nghĩa. Chiến lược "mua nhiều" hầu như không còn tác dụng đối với Mỹ khi thâm hụt thương mại tổng thể hàng năm đã diễn ra trong hơn 40 năm nay, thậm chí trước khi Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn của Mỹ.

Cùng với đó, nhiều sự chú ý đã được dành cho các khiếu nại của cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ rằng Trung Quốc không công bằng khi buộc các công ty nước ngoài chuyển giao công nghệ để đổi lấy quyền tiếp cận thị trường rộng lớn của nó. Bắc Kinh lập luận rằng không có sự ép buộc nào liên quan vì các công ty nước ngoài có thể đơn giản bỏ đi. 

Nhưng vấn đề không phải ở chỗ các hành động của Bắc Kinh là bất hợp pháp mà là chúng có vẻ không công bằng. Thách thức hiện nay là làm thế nào để thay đổi hành vi của Trung Quốc hoặc điều chỉnh điều này theo hướng có lợi cho Mỹ.

Nhưng các cuộc đàm phán cho đến nay đã giảm khả năng đưa ra các giải pháp khả thi. Điều này đã khiến cả hai bên phải trú ngụ trong các biện pháp trả đũa có thể xảy ra mà đối với Trung Quốc được coi là xâm phạm chủ quyền của nước này.

Hiện tại hai bên đang thử nghiệm cách thức để đạt được thỏa thuận thương mại. Đối với chính quyền Mỹ, bài kiểm tra là Bắc Kinh sẵn sàng mua thêm các sản phẩm nông nghiệp để có thành quả trước cuộc bầu cử năm 2020. Và đối với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, đó là về việc Washington sẵn sàng nới lỏng các hạn chế đối với Huawei để xoa dịu những lo lắng về việc Trung Quốc xâm nhập vào mạng lưới dữ liệu của các quốc gia khác. 

Chính vì vậy, nếu có một loại thỏa thuận nào đó được ký kết trong những tháng tới, thì đó có thể là một thỏa thuận đình chiến hơn bởi một giải pháp thực sự. Giải quyết căng thẳng kinh tế Mỹ-Trung Quốc sau đó sẽ phải hoãn lại sau cuộc bầu cử Tổng thống 2020. 

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Mỹ - Trung "nối dài" đàm phán thương mại
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO