Nguyên Tổng Thư ký Quốc hội được đề cử vào HĐQT Vinamilk

Diendandoanhnghiep.vn Công ty CP Sữa Việt Nam – Vinamilk (HoSE: VNM) vừa công bố tài liệu phục vụ ĐHĐCĐ năm 2022 dự kiến tổ chức vào ngày 26/4, bao gồm danh sách ứng viên bầu vào HĐQT nhiệm kỳ 2022-2026.

>>>Vinamilk chuẩn bị tốt cho chu kỳ tăng trưởng mới, có lợi cho nhà đầu tư cổ phiếu

Theo tài liệu ĐHĐCĐ, Chủ tịch HĐQT đương nhiệm của VNM là bà Lê Thị Băng Tâm không có tên trong danh sách 10 ứng viên. Bà Lê Thị Băng Tâm giữ chức Chủ tịch HĐQT VNM từ năm 2015, đồng thời kiêm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank). Như vậy, bà Tâm sẽ thôi giữ chức Chủ tịch HĐQT VNM sau 7 năm gắn bó với doanh nghiệp.

Cũng theo tài liệu ĐHCĐ, VNM trình cổ đông về phương án nhân sự nhiệm kỳ mới (2022 - 2026), trong đó số lượng thành viên HĐQT là 11 thành viên, gồm ít nhât 3 thành viên độc lập và phải đảm bảo tối thiểu 1/3 là thành viên không điều hành. Danh sách ứng cử viên được công bố theo đó có 10 cá nhân.

Đáng chú ý trong danh sách này có sự xuất hiện của ông Nguyễn Hạnh Phúc, người từng giữ nhiều vị trí tại tỉnh Thái Bình và Quốc hội. Cụ thể, từ năm 1984 - 2011, ông Nguyễn Hạnh Phúc đã nắm giữ nhiều chức vụ tại tỉnh Thái Bình như Bí thư Thành ủy, Vhủ tịch HĐND TP. Thái Bình; thường vụ Tỉnh ủy, Ủy viên thường trực Tỉnh ủy, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Thái Bình; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐHQH khóa XII tỉnh Thái Bình…

Nguyên Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc được đề cử vào HĐQT Vinamilk nhiệm kỳ 2022 - 2026.

Nguyên Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc được đề cử vào HĐQT Vinamilk nhiệm kỳ 2022 - 2026.

Từ năm 2011 - 2021, ông Nguyễn Hạnh Phúc đảm nhiệm nhiều chức vụ trong Quốc hội như Ury viên Đảng đoàn Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chánh văn phòng Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch nhóm Nghị sĩ Hữu nghị Việt Nam – Australia…

Ông Nguyễn Hạnh Phúc nghỉ hưu theo chế độ từ năm 2021 đến nay, ông được HĐQT VNM nhiệm kỳ 2017 - 2021 giới thiệu vào HĐQT nhiệm kỳ mới.

Về hoạt động sản xuất kinh doanh, năm 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19, nhưng tổng doanh thu hợp nhất của VNM lần đầu đạt 61.012 tỷ đồng, tăng 2,2% so với cùng kỳ năm 2020. Kỷ lục doanh thu này được đóng góp bởi sự tăng trưởng từ cả 3 mảng là nội địa, xuất khẩu và chi nhánh nước ngoài.  Lợi nhuận sau thuế (LNST) hợp nhất đạt 10.633 tỷ đồng, giảm 5,3% so với cùng kỳ và đạt 94,6% kế hoạch năm.

Tính riêng trong quý 4/2021, doanh thu thuần của VNM đạt 15.819 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ, đây là mức tăng trưởng tốt nhất theo quý trong vòng 5 năm qua. LNST trong quý 4/2021 đạt 2.213 tỷ đồng. Việc biên lợi nhuận gộp bị ảnh hưởng thời gian qua khiến LNST đi ngang so với cùng kỳ 2020 mặc dù doanh thu có tăng trưởng tốt trong quý 4/2021.

chuỗi Giấc mơ sữa Việt của VNM mở mới gần 70 cửa hàng riêng trong quý 4/2021, nâng tổng số cửa hàng chuỗi lên gần 600.

Chuỗi Giấc mơ sữa Việt của VNM mở mới gần 70 cửa hàng riêng trong quý 4/2021, nâng tổng số cửa hàng chuỗi lên gần 600.

Doanh thu nội địa của riêng công ty mẹ tăng trưởng dương 7% so với cùng kỳ, đạt 11.674 tỷ đồng với kênh bán hàng hiện đại là động lực tăng trưởng chính (mức tăng trưởng 2 chữ số). Ngoài việc đẩy mạnh mở rộng điểm bán thì chuỗi Giấc mơ sữa Việt của VNM mở mới gần 70 cửa hàng riêng trong quý 4/2021, nâng tổng số cửa hàng chuỗi lên gần 600. Ngoài ra, VNM cũng triển khai kịp thời kênh bán hàng trực tuyến nhằm bắt kịp xu hướng tiêu dùng trong thời gian dịch bệnh, doanh thu kênh này cao gấp 3 lần so với cùng kỳ 2020.

>>>Sau 2 năm đại dịch, Vinamilk vẫn giữ vị trí số 1 trong nhiều ngành hàng lớn

Về xuất khẩu, doanh thu thuần đạt 6.128 tỷ đồng, tăng 10,2% so với cùng kỳ. Động lực tăng trưởng đến từ thị trường Trung Đông và Châu Phi nhờ nhu cầu đối với sản phẩm sữa phục hồi và hoạt động phát triển thị trường đạt hiệu quả cao. Trong năm 2021, công ty đã phát triển thêm 2 thị trường xuất khẩu mới và nâng tổng số thị trường xuất khẩu lũy kế lên 57.

Hồi cuối tháng 7/2021, VNM đã công bố công ty liên doanh tại Philippines là Del Monte-Vinamilk, đánh dấu bước tiến mới trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu để khai thác thị trường tiềm năng này. Chỉ sau hơn 2 tháng, trong điều kiện giãn cách xã hội cao điểm, những sản phẩm thương mại đầu tiên đã lên kệ với nhiều phản hồi tích cực. Dự kiến doanh thu năm đầu tiên sẽ đạt gần 9 triệu USD và tiềm năng tăng trưởng kép đạt khoảng 50%/năm về trung hạn.

Để phát triển vùng nguyên liệu sữa, bên cạnh xây dựng hệ thống trang trại tại Việt Nam, năm 2019, VNM khởi công xây dựng Tổ hợp Trang trại bò sữa organic Lao - Jagro. Giai đoạn 1 của dự án có tổng diện tích quy hoạch hơn 5.000 ha với tổng đàn là 24.000 con giai đoạn 1, và quy mô có thể đạt 100.000 con khi hoàn thành.

Nhà máy chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa tại Hưng Yên có tổng mức đầu tư dự kiến là 4.600 tỷ đồng.

Nhà máy chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa tại Hưng Yên của Vinamilk có tổng mức đầu tư dự kiến là 4.600 tỷ đồng.

Để nâng cao năng lực sản xuất, đáp ứng cho nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu, VNM và công ty thành viên là Tổng Công ty chăn nuôi Việt Nam - Vilico đã đầu tư dự án Nhà máy chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa tại Hưng Yên có tổng mức đầu tư dự kiến là 4.600 tỷ (gần 200 triệu USD), trên diện tích gần 25 ha, tổng công suất thiết kế ước đạt khoảng 400 triệu lít/năm. Dự án này được định hướng sẽ trở thành một siêu nhà máy sữa hàng đầu tại Việt Nam và tầm cỡ của khu vực Đông Nam Á. 

Năm 2022, VNM dự kiến nới rộng thị phần thêm 0,5% lên 56%  và tổng doanh thu cũng tăng nhẹ gần 5% lên 64.070 tỷ đồng. Tuy nhiên, lợi nhuận trước thuế (LNTT) dự kiến chỉ ở mức 12.000 tỷ đồng, giảm hơn 7% so với kết quả đạt được năm 2021. Mục tiêu đến năm 2026, VNM kỳ vọng sẽ đạt 86.200 tỷ đồng tổng doanh thu và 16.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Tăng trưởng kép giai đoạn 2021 - 2026 tương ứng ở mức 7,2% đối với doanh thu và 4,4% đối với lợi nhuận.

Thực tế, LNTT của VNM đã chững lại trong khoảng 12.000 - 13.000 tỷ đồng 5 năm trở lại đây trong khi doanh thu vẫn tăng trưởng dù tốc độ không cao. Nguyên nhân chủ yếu do biên lợi nhuận gộp bị thu hẹp. Năm 2021, biên lãi gộp của VNM đạt 42,5%, giảm mạnh so với mức 46,4% của năm 2020 trong khi con số trung bình giai đoạn 2016 - 2019 là 47,3%.

Trong năm 2021, VNM còn chịu tác động tiêu cực do giá nguyên liệu đầu vào tăng cao. Theo đánh giá của Chứng khoán VCBS, trong các năm tới, giá sữa bột nguyên liệu đầu vào là sữa nguyên kem (WMP) và sữa tách béo (SMP) vẫn trong xu hướng tăng. Giá đường cũng trong xu hướng tăng mạnh do Việt Nam áp Thuế chống bán phá giá đối với đường có nguồn gốc từ Thái Lan.

VCBS đánh giá thị trường sữa tươi nội địa sẽ dần ổn định trong năm 2022, VNM sẽ không còn nhiều dư địa tăng trưởng trong vòng 2 - 3 năm tới. Thay vào đó, việc mở rộng kinh doanh mảng khác như thịt bò sẽ thúc đẩy VNM tăng trưởng từ hai con số từ 2023 - 2024 trở đi. Ước tính doanh thu từ thịt bò trong 2 năm đầu tiên dự kiến đạt 2.000 tỷ đồng.

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nguyên Tổng Thư ký Quốc hội được đề cử vào HĐQT Vinamilk tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714189780 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714189780 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10