Sai phạm tại cao tốc TP.HCM -Trung Lương: Kẽ hở pháp lý hay nhóm lợi ích "hiểu luật"?

Diendandoanhnghiep.vn Sự việc khá đau lòng khi CQĐT vừa bắt tạm giam một số cán bộ của Công ty Cổ phần Tập đoàn Yên Khánh, liên quan tới vụ trốn thuế tại cao tốc TP.HCM-Trung Lương để điều tra sai phạm.

Kẽ hở pháp lý?

Bình luận về thực trạng về những lỗ hổng pháp lý tại các dự án BOT trên cả nước nói chung và cao tốc TP HCM – Trung Lương nói riêng, Luật sư Nguyễn Tiến Lực – Đoàn Luật sư TP HCM, cho rằng: Sự "béo bở" từ các dự án BOT đã tạo kẽ hở pháp lý khiến lòng tham không chỉ của một cá nhân mà còn liên quan tới nhóm lợi ích trên mọi phương diện và đằng sau là sự buông lỏng quản lý của các cơ quan hữu quan.

Theo Luật sư Lực, việc Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) đã xác lập chuyên án đấu tranh với hành vi mua bán, sử dụng phần mềm trái pháp luật của Công ty CP Tập đoàn Yên Khánh chi nhánh Long An, đối với Vũ Thị Hoan nhằm che giấu doanh số thu phí, trốn thuế xảy ra tại các trạm thu phí trên tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương là hết sức kịp thời. Và căn cứ kết quả đấu tranh và tài liệu thu thập được, ngày 26/12/2018, C03 đã chủ trì, phối hợp với Cục Cảnh sát giao thông, Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an tiến hành bắt giữ người trong trường hợp khẩn cấp và khám xét khẩn cấp đối với 5 lãnh đạo của công ty Yên Khánh là đáng biểu dương – Luật sư Lực nói.

Cũng theo Luật sư Lực, vụ việc hàng loạt lãnh đạo Công ty CP Tập đoàn Yên Khánh chi nhánh Long An, đơn vị quản lý đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương bị bắt vì hành vi che giấu doanh số thu phí, trốn thuế khiến dư luận bức xúc là điều không thể chấp nhận.

Theo Luật sư Lực, nguyên nhân dẫn đến những sai phạm trên xuất phát từ lỗ hổng hệ thống pháp lý trong quản lý các dự án theo hình thức BOT. Trong đó, những vấn đề tồn tại liên quan tới chính sách chung do vừa thiếu, vừa yếu, đặc biệt là tồn tại nhiều quy định không rõ ràng, không thống nhất để áp dụng cho một vấn đề. Bên cạnh đó, chế tài xử lý hành vi trốn thuế tưởng như rất rõ ràng nhưng khi tiến hành thực tế để xử lý lại không hề dễ dàng chút nào – Luật sư Lực bày tỏ.

Đối tượng hiểu luật?

Ở góc độ thể chế , đặc biệt là quy định về cơ chế quản lý đối với loại hình đầu tư  BOT, Luật sư Nguyễn Tiến Mạnh – Đoàn Luật sư TP HCM, lại cho rằng: Để đánh giá và nhìn nhận một cách khách quan có thể thấy, phần lớn các dự án đầu tư theo hình thức BOT đang có rất nhiều vấn đề, trong đó lỗ hổng pháp lý để các tổ chức và cá nhân có thể lách luật để trục lợi từ loại hình này.

Trạm thu phí TP HCM - Trung Lương đang bị trục lượi bởi nhóm lợi ích

Trạm thu phí TP HCM - Trung Lương đang bị trục lợi bởi nhóm lợi ích

Có thể nói, cá đối tượng khi thực hiện hành vi trục lợi thường khá hiểu về pháp lý, pháp luật để lách luật. Dẫn chứng là “Các chủ đầu tư có thể thoải mái tự biên, tự diễn và vô tư khai báo về các số liệu như: doanh thu thiếu xác thực, kiểm chứng… Bên cạnh đó, những đối tượng này có thể sử dụng nhiều các thủ đoạn và bằng nhiều phương thức khác nhau nhằm che giấu hành vi của mình để trục lợi, thậm chí còn sử dụng công nghệ cao để qua mặt các cơ quan chức năng, mà điển hình là một số cán bộ của Công ty CP Tập đoàn Yên Khánh đã thực hiện hành vi của mình tại dự án đường cao tốc TP HCM – Trung Lương trong thời gian vừa qua, Luật sư Mạnh nói.

Cũng theo Luật sư Mạnh, với mục đích nhằm che giấu hành vi trục lợi của mình, các đối tượng cũng có thể cùng một lúc và nhiều cách để che giấu doanh số thu phí, trốn thuế mà đơn vị phụ trách các trạm thu phí có thể không biết và cũng có thể biết nhưng bỏ qua. Tuy nhiên, nhìn nhận ở phương thẳng đứng, có thể nói “dù các đối tượng có áp dụng công nghệ cao, thậm chí là bằng phương pháp thủ công nhưng không giám sát, theo dõi thì những đối tượng này sẽ dễ dàng có thể qua mặt để trục lợi vì nhóm lợi ích này hiểu luật– Luật sư Mạnh khẳng định.

Do đó, để kiểm soát một cách chủ động và chắt về những lỗ hồng này, trước hết các cơ quan ban ngành chuyên môn, quản lý cần phải đi trước một bước trong áp dụng công nghệ cao, thường xuyên giám sát các đơn vị này để loại hình BOT được minh bạch – Luật sư Mạnh đề xuất.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Sai phạm tại cao tốc TP.HCM -Trung Lương: Kẽ hở pháp lý hay nhóm lợi ích "hiểu luật"? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714346044 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714346044 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10