Tam Nguyên: Khởi nghiệp từ dự án xử lý rác nhựa thành nhiên liệu đốt

Diendandoanhnghiep.vn Dự án Thiết kế, chế tạo hệ thống thiết bị nhiệt phân xử lý rác thải nhựa thành nhiên liệu của Cty Tam Nguyên lọt vào Top 10 chương trình Phát triển dự án Khởi nghiệp Quốc gia.

 
Phạm Mai Anh - Giám đốc cty Tam Nguyên

Phạm Mai Anh - Giám đốc cty Tam Nguyên

Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp có cuộc trao đổi với Phạm Mai Anh – Giám đốc Công ty TNHH Chế tạo Thiết bị phát triển công nghệ cao Tam Nguyên (Tam Nguyên) về thuận lợi và khó khăn của công ty trong quá trình khởi nghiệp và triển khai dự án.

- Được biết Dự án Thiết kế, chế tạo hệ thống thiết bị nhiệt phân liên hoàn ở điều kiện áp suất âm và sử dụng hỗn hợp chất xúc tác để xử lý rác thải nhựa thành nhiên liệu đốt với công suất 1 tấn/ngày là một trong những dự án tiêu biểu lọt vào Top 10 của chương trình Khởi nghiệp Quốc gia năm 2023, bạn hãy  giới về dự án và những ưu điểm nổi trội của dự án này?

Xuất phát từ vấn đề rác thải nhựa đang để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường sinh thái của Việt Nam và toàn cầu. Kỹ sư Phạm Quốc Đạt với kinh nghiệm và đam mê về công nghệ đã tự nghiên cứu đánh giá, so sánh, chọn lọc, kế thừa các kết quả nghiên cứu trong, ngoài nước để thiết kế, chế tạo thành công và vận hành đạt hiệu suất ổn định hệ thống thiết bị nhiệt phân liên hoàn để xử lý rác thải nhựa thành nhiên liệu đốt (1000kg rác thải nhựa tạo ra từ 500kg đến 700 kg dầu FO; 300kg than còn lại khí gas) với công suất 1 tấn/24h có tính năng xử lý rác thải nhựa phù hợp với điều kiện rác thải của Việt Nam.

Tiếp đó, chúng tôi nhận thấy nhiều lợi thế, cơ hội từ việc tái chế rác thải nhựa để bảo vệ môi trường và có thể làm giàu từ rác thải nhựa. Nên công ty Tam Nguyên đã được thành lập từ tháng 11/2022 với: Sứ mệnh: Hãy chung tay biến đổi KHÔNG thành CÓ; Tầm nhìn: Xây dựng công ty Tam Nguyên thành doanh nghiệp KH&CN tại tỉnh Nam Định về khai thác, phát triển tài sản trí tuệ lĩnh vực xử lý môi trường; Mục tiêu: Xây dựng năng lực thiết kế, chế tạo hệ thống nhiệt phân xử lý rác thải nhựa thành nhiên liệu đốt;

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang và Bộ trưởng Bộ KH & CN Huỳnh Thành Đạt thăm quan gian trưng bày mô hình thiết bị của công ty Tam Nguyên

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang và Bộ trưởng Bộ KH & CN Huỳnh Thành Đạt thăm quan gian trưng bày mô hình thiết bị của công ty Tam Nguyên

Đến nay, sau 12 tháng chạy tự chạy thực nghiệm và tiếp xúc, thăm dò nhu cầu khách hàng. Công ty Tam Nguyên tự tin đánh giá thiết bị nhiệt phân xử lý rác thải nhựa của công ty có thể đáp ứng đồng thời được nhiều mục tiêu của khách hàng:

So sánh với thiết bị của Trung Quốc (Không tự động và vận hành theo mẻ, gây ô nhiễm; chỉ xử lý cao su; giá cao; công nghệ và thiết bị nhập khẩu phụ thuộc vào thiết bị thay thế và chuyên gia) thì thiết bị của công ty Tam Nguyên có nhiều ưu điểm nổi bật:

Mô hình đầu tư rất hiệu quả khi chi phí nguyên liệu đầu vào là rác thải nhựa (giá trị âm) và sản phẩm đầu ra là nhiên liệu đốt (giá trị cao); toàn bộ quá trình tạo ra giá trị gia tăng được hình thành chủ yếu trong quá trình vận hành của thiết bị với suất vốn đầu tư không cao; chi phí vận hành, chi phí bảo dưỡng thấp; hiệu quả kinh tế trên 200%, thời gian thu hồi vốn nhanh (với máy công suất 1 tấn/ngày sau 20 tháng thu hồi vốn; với máy công suất 5 tấn/ngày sau 12 tháng thu hồi vốn), yêu cầu về số lượng ít nhân công với trình độ phổ thông…

>>>Công ty khởi nghiệp xây dựng nhà ở bằng đất nén và vật liệu sinh thái

Về môi trường, công nghệ này thay thế công nghệ đốt rác thải nhựa đang gây ô nhiễm bằng công nghệ nhiệt phân không ô nhiễm là những mô hình đầu tư đang được khuyến khích, phù hợp với nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và đáp ứng các cam kết về môi trường của Chính phủ Việt Nam với Thế giới.

Sản phẩm tạo ra từ thiết bị nhiệt phân là nhiên liệu đốt (dầu FO, than, gas)được thị trường chấp nhận sử dụng vì có giá thành rẻ và có giá trị tương đương với nhiên liệu gốc dầu mỏ (có phiếu thử nghiệm chất lượng dầu FO tại trung tâm Quantesst 1); làm nhiên liệu đốt thay thế dầu lò trong các nhà máy thép, nhà máy kính, nhà máy xi măng, nhà máy gạch, nồi hơi; sử dụng cho xe tải, máy kéo, tàu, máy phát điện.

Ông Trần Lê Đoài - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định và Ông Trần Minh Hoan - Giám đốc Sở KH &CN tham quan vàp/trải nghiệm thiết bị của công ty Tam Nguyên

Ông Trần Lê Đoài - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định và Ông Trần Minh Hoan - Giám đốc Sở KH &CN tham quan và trải nghiệm thiết bị của công ty Tam Nguyên

Bạn có thể chia sẻ về những thuận lợi và khó khăn mà các doanh nghiệp StartUp công nghệ nói chung và Tam Nguyên đang gặp phải?

Hiện nay, Chính phủ và các địa phương đã ban hành nhiều cơ chế hỗ trợ. Có nhiều mạng lưới, tổ chức tư vấn, đào tạo, ươm tạo các startup.

Tại Nam Định, Sở KH&CN cũng đã và đang đồng hành, động viên truyền cảm hứng cho công ty Tam Nguyên tham gia một số sân chơi để quảng bá, tìm kiếm nhà đầu tư.

Tam Nguyên bằng nguồn lực tự thân đã vượt qua được giai đoạn từ ý tưởng ban đầu nghiên cứu, phát triển công nghệ rất tốn kém và cũng gặp nhiều thất bại. Đến nay đã làm chủ được công nghệ; nhận diện và nắm cơ bản nhu cầu của khách hàng, thị trường sản phẩm; có tích lũy được các kiến thức, kinh nghiệm và mối quan hệ với các chuyên gia thông qua các cuộc thi, sự kiện về KHCN&ĐMST.

Sản phẩm công nghệ của công ty Tam Nguyên có tính đặc thù vì là thiết bị xử lý môi trường (xử lý rác thải nhựa) và tạo ra nhiên liệu đốt (chính là dầu FO còn gọi là dầu mazut) nhưng để có thể trình diễn cho khách hàng trải nghiệm, kiểm chứng thì cần phải vận hành hoặc bán dầu dưới dạng nhiên liệu đốt phải được cấp phép ngành nghề kinh doanh có điều kiện (cấp phép chức năng xử lý rác thải; cấp phép kinh doanh nhiên liệu). Đây là khó khăn và rào cản lớn nhất mà chúng tôi chưa có phương án giải quyết tối ưu, đang lung túng và thấy xung đột giữa thử nghiệm khoa học và có lợi nhuận bù đắp để doanh nghiệp không bị phá sản thì bị vướng về pháp lý.

Hiện nay công ty đang không có tài chính để duy trì hoạt động trong hành trình phát triển startup để công ty thuê cố vấn, chuyên gia tư vấn bảo hộ sở hữu trí tuệ; đào tạo kiến thức, kỹ năng cho startup; tham gia các sự kiện để quảng bá tìm kiếm nhà đầu tư...

Trong giai đoạn nghiên cứu hoàn thiện công nghệ chúng tôi gặp khó khăn trong quá trình kê khai thuế vì hàng tháng công ty phải thuê 1-2 nhân công phổ thông (trả lương qua thẻ); sử dụng tiền điện, nước để phục vụ hoạt động nghiên cứu chạy thực nghiệm và sản phẩm đầu ra là nhiên liệu không dám bán (vì sợ vướng pháp lý) nên chưa có lợi nhuận.

Các doanh nghiệp nước ngoài tìm hiểu dự án

Các doanh nghiệp nước ngoài tìm hiểu dự án

Việc hình thành nên hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo vùng đồng bằng sông Hồng, hệ sinh thái khởi nghiệp tại các địa phương đã tạo động lực cho các startup phát triển như thế nào?

Dấu ấn mà công ty Tam Nguyên bước chân đầu tiên là tham gia sự kiện Diễn đàn Khởi nghiệp cấp cao về xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng, Techfest vùng đồng bằng sông Hồng do Bộ KH&CN, VCCI và UBND tỉnh Nam Định tổ chức. Chúng tôi đánh giá rất cao các hoạt động trong sự kiện này vì qua đây chúng tôi mới có cơ hội để tiếp cận với các tổ chức/cá nhân trong hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của tỉnh, của vùng và cả nước. Kết thúc sự kiện này chúng tôi đã nhận được sự đồng hành, hỗ trợ, truyền cảm hứng từ Sở KH&CN để tham gia các khóa đào tạo kiến thức, kỹ năng cho starup do các chuyên gia từ BKFund; Tham gia các hội trợ trình diễn công nghệ Techfest tại tỉnh Nam Định (tháng 7/2023); Hải Phòng (tháng 9/2023); TechConect tại Quảng Ninh (tháng 10/2023).

Tham gia và đạt top 3 chương trình SDGs Innovation Incubator 2023 tổ chức bởi Youth Co:Lab Việt Nam (đồng sáng tạo bởi UNDP và Quỹ Citi); Hỗ trợ kinh phí tư vấn xác lập quyền sở hữu trí tuệ; Kết nối nhiều phiên với một số công ty Nhật Bản và rất nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước tìm hiều về Tam Nguyên

Để dự án của Tam Nguyên được triển khai thực tế, công ty có mong muốn và đề xuất hỗ trợ gì từ chính sách, sự liên kết và chính quyền địa phương?

Công ty Tam Nguyên đang trong hành trình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đang tìm kiếm các nhà đầu tư và rất cần sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nước thúc đẩy thương mại hóa giải pháp công nghệ này ra phục vụ xã hội (Đánh giá, phân tích nhu cầu thị trường để xây dựng các kế hoạch kinh doanh và cách tiếp cận thị trường, tài chính, tiếp thị và phát triển sản phẩm). Thông qua một số hỗ trợ cụ thể:

Cục Sở hữu Trí tuệ tra cứu và thông báo sớm về kết quả đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích;

Hỗ trợ kinh phí hoặc cho vay lãi suất ưu đãi từ các quỹ để công ty  tiếp tục nghiên cứu thiết kế, chế tạo nâng cao công suất của hệ thống nhiệt phân lên quy mô xử lý 5-10 tấn/ngày; Thiết kế kiểu dáng công nghiệp; Đo kiểm, đánh giá quá trình vận hành phù hợp với quy chuẩn Việt Nam về môi trường; Được tạo môi trường cho các công ty khởi nghiệp phát triển; Truyền thông và hỗ trợ kết nối với các quỹ đầu tư mạo hiểm, nhà đầu tư thiên thần và tham gia các cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong nước và quốc tế.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tam Nguyên: Khởi nghiệp từ dự án xử lý rác nhựa thành nhiên liệu đốt tại chuyên mục Khởi nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714394907 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714394907 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10