Tăng trưởng đạt 1,81% và nỗi lo còn đó

Diendandoanhnghiep.vn Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý II/2020 chỉ đạt 0,36%, tính chung 6 tháng là 1,81%...

Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê, 6 tháng đầu năm 2020, tăng trưởng đạt 1,81%; trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,19%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 2,98%; khu vực dịch vụ tăng 0,57%. Động lực chính cho tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm là công nghiệp chế biến, chế tạo (tăng 4,96%) và các ngành dịch vụ thị trường (bán buôn và bán lẻ tăng 4,3%; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 6,78%).

CPI tăng 4,19% cao nhất trong giai đoạn 2016-2020. Lạm phát cơ bản bình quân 6 tháng tăng 2,81% so với bình quân cùng kỳ năm 2019 - theo Tổng cục Thống kê. Tính chung 6 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 238,4 tỷ USD, giảm 2,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu giảm 1,1%; nhập khẩu giảm 3%. Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm xuất siêu ước tính đạt 4 tỷ USD.

Như vậy, ngoài những yếu tố tích cực giữa bối cảnh ảm đạm chung của thế giới, thì những thông số trên cho chúng ta thấy điều gì?

áda

Trong 6 tháng đầu năm xuất siêu ước tính đạt 4 tỷ USD.

Thứ nhất, ngành chế biến - chế tạo phục vụ xuất khẩu phần lớn thuộc về các doanh nghiệp FDI, hiện đóng góp nhiều vào tăng trưởng GDP. Nền kinh tế vẫn chủ yếu phụ thuộc vào nước ngoài; xuất khẩu và FDI.

Thứ hai, ngành tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 6,78%, là mức tăng trường ấn tượng. Tuy nhiên, nói một cách chung chung thì khó có thể nhìn thấy rõ nguy-cơ. Ví dụ trong phân khúc của ngành tài chính - tín dụng tiêu dùng (tài chính tiêu dùng) có đóng góp đến tăng trưởng GDP. Nhiều doanh nghiệp tài chính tiêu dùng đều có mức tăng trưởng ấn tượng trong thời gian qua.

Đơn cử FE Credit tiếp tục tăng trưởng về cả dư nợ lẫn số lượng khách hàng mới. Tính đến cuối tháng 3/2020, dư nợ cho vay của Công ty đạt gần 61.600 tỷ đồng, tăng 16% so với quý I/2019; lợi nhuận trước thuế đạt 918 tỷ đồng, tăng 20% so với quý I/2019. HD SAISON cho biết, dư nợ 3 tháng đầu năm 2020 của Công ty tăng 4,9%, cao hơn kế hoạch đề ra. Bóc tách báo cáo tài chính riêng lẻ và hợp nhất của MBBank cho thấy, dư nợ cho vay tiêu dùng của Mcredit tính đến cuối quý I/2020 là trên 10.000 tỷ đồng, tăng mạnh so với dư nợ gần 9.000 tỷ đồng cuối năm ngoái.

Như vậy, tăng trưởng thị trường nợ (tài chính tiêu dùng) là có thể đóng góp vào tăng trưởng GDP ngắn hạn nhưng cũng tạo ra một số hệ luỵ xã hội. Nợ hộ gia đình và nợ tiêu dùng tăng cho thấy thu nhập trung vị giảm vẫn có thể đóng góp vào tăng trưởng GDP. Với đặc tính văn hoá của người Việt vốn ngại vay nợ tiêu dùng thì, họ chỉ tăng vay nợ khi thiếu hụt chi tiêu. Và như vậy, mất thu nhập là cơ hội tăng trưởng của tín dụng tiêu dùng.

Cuối cùng là lạm phát. Chỉ số CPI tăng 4,19% cao nhất trong giai đoạn 2016-2020. Ở đây có một ý là, khi lạm phát tăng trong khi sản lượng không đổi thì vẫn có thể tăng GDP danh nghĩa.

Như vậy, tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2020 được cấu thành bởi 1) Lạm phát + 2) Tăng trưởng nợ tiêu dùng + 3) Xuất khẩu thuộc khối FDI.

Xuất siêu thì lúc nào cũng tốt, cái chính là ít hay nhiều và có bền vững hay không. Để có được sự bền vững này đòi hỏi phải đảm bảo các yếu tố về tăng trưởng tiêu dùng và đầu tư trong nước; tăng trưởng nội sinh; cải thiện năng suất tổng và nền kinh tế phải tăng trưởng theo chiều sâu.

Những rắc rối vĩ mô thường sẽ phát sinh trong dài hạn…

DĐDN sẽ tiếp tục thông tin trên báo in số 54.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tăng trưởng đạt 1,81% và nỗi lo còn đó tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714689945 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714689945 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10