Thái Bình: Bất công 1.800 trường hợp "người có công"

Diendandoanhnghiep.vn Hơn 1.800 trường hợp hưởng chế độ chính sách người có công không đúng quy định tại Thái Bình sẽ bị cắt trợ cấp và bị truy thu số tiền đã hưởng sai.

Theo Sở Lao động Thương bình và Xã hội tỉnh Thái Bình, cơ quan chức năng Thái Bình đã rà soát, phát hiện hơn 1.800 trường hợp đang hưởng chế độ chính sách người có công không đúng quy định.

Cụ thể, có 354 trường hợp không bổ sung được giấy tờ chứng minh tham gia kháng chiến trong vùng bị nhiễm chất độc hóa học, có đơn tố cáo hoặc chuyển đi khỏi địa phương; 519 trường hợp là con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học hưởng chính sách không đúng quy định; 965 trường hợp cha, mẹ có con đẻ mắc dị dạng, dị tật bẩm sinh không đủ điều kiện để hưởng chế độ chính sách.

Ngoài ra còn đang có 641 trường hợp khác được Sở LĐTB&XH giới thiệu đến hội đồng giám định y khoa để giám định lại thương tật. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên chưa đi giám định được.

Tất cả các trường hợp trên, Sở LĐTB&XH đã dừng trợ cấp và thực hiện truy thu số tiền đã chi sai.

Sở LĐTB&XH đã dừng trợ cấp và thực hiện truy thu số tiền đã chi sai đối với hơn 1.800 trường hợp

Sở LĐTB&XH đã dừng trợ cấp và thực hiện truy thu số tiền đã chi sai đối với hơn 1.800 trường hợp

Rõ ràng về nguyên tắc, sai phạm về tài chính khi vị phát hiện thì phải kịp thời điều chỉnh, sửa đổi và thu hồi số tiền đã chi sai để tránh thất thoát tài sản của nhà nước. Nhưng cùng với đó cũng phải xem xét, xử lý trách nhiệm của người gây ra sai phạm.

Luật sư Nguyễn Văn Thuận – Giám đốc Công ty luật Bạch Đằng Giang, Đoàn luật sư Hải Phòng cho biết, ngoài việc người vi phạm buộc phải hoàn trả số tiền ưu đãi được hưởng, người vi phạm có liên quan vẫn bị xử lý vi phạm hành chính, đối với công chức vi phạm có thể áp dụng hình thức kỷ luật.

Và để xem xét, xử lý trách nhiệm của người đã gây ra sai phạm, Thái Bình cần phải làm rõ câu chuyện ở đây là do lỗi cố ý hay vô ý, có tư lợi hay không? Bên cạnh đó, phải xét đến cả yếu tố năng lực của những người có liên quan trong vụ việc này như thế nào để làm cơ sở giải quyết vụ việc theo quy định của pháp luật.

Nếu sai phạm xuất phát từ lỗi cố ý và có yếu tố tư lợi, người vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự với lỗi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Còn nếu sai phạm không chủ ý, không tư lợi mà là vấn đề chuyên môn thì cần phải xem xét đến năng lực, trình độ của các cán bộ liên quan, xem xét việc tuyển dụng, bổ nhiệm vào vị trí công tác như vậy đã phù hợp hay chưa. Với lỗi vô ý nhưng gây thiệt hại đến hàng tỷ đồng cho nhà nước như vậy, cũng cần phải xem xét trách nhiệm kỷ luật và có thể phải bồi thường thiệt hại cho nhà nước theo quy định.

Trong khi nhiều trường hợp người có công vì nhiều nguyên nhân mà họ không giữ được giấy tờ gốc, không có người làm chứng nên chưa được công nhận khiến chúng ta day dứt thì bên cạnh đó những đối tượng chưa một ngày phục vụ trong quân ngũ, biết cách “chạy chọt” nghiễm nghiên trở thành thương binh, hàng tháng nhận trợ cấp.

Để giúp nhiều người có được những “tấm vé” thương binh, hàng tháng nhận tiền trợ cấp, tỉnh Thái Bình còn có cả một đường dây “chạy” chế độ cho những người có nhu cầu. Hàng trăm người tại các huyện Hưng Hà, Quỳnh Phụ… đã chuyển số tiền hàng trăm triệu đồng để nhờ “chạy” chế độ, cuối cùng tiền mất tật mang.

Liên quan đến đường dây “chạy” chế độ chính sách ở Thái Bình, Công an tỉnh Thái Bình đã liên tiếp khởi tố nhiệu bị can để điều tra về tội môi giới hối lộ.

Mới đây, Công an tỉnh Thái Bình đã khởi tố thêm 4 bị can để điều tra về tội môi giới hối lộ. Theo đó, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Thái Bình đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú và lệnh khám xét chỗ ở đối với ông Vũ Văn Thịnh (xã Chương Dương, Đông Hưng), Vũ Công Hiếu (xã Thái Xuyên, Thái Thụy), ông Lê Đức Thắng (huyện Kiến Xương) và ông Phạm Quang Lung (xã Đông Hòa, TP Thái Bình) để điều tra hành vi có dấu hiệu phạm tội môi giới hối lộ.

Tất cả các quyết định và lệnh nêu trên đã được Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình phê chuẩn.

Trước đó, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Thái Bình cũng đã ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh khám xét chỗ ở, nơi làm việc và lệnh bắt bị can để tạm giam đối với ông Phan Kế Toại (TP Thái Bình) để điều tra hành vi có dấu hiệu phạm tội nhận hối lộ.

Được biết, ông Toại là Phó trưởng Khoa Chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình, bị Công an tỉnh Thái Bình xác định có liên quan đến đường dây nhận hàng trăm triệu đồng của nhiều người dân ở trong và ngoài tỉnh Thái Bình để "chạy" chế độ chính sách chất độc da cam.

Cũng liên quan đến vụ án này, vào tháng 12/2019, Công an tỉnh Thái Bình cũng đã khởi tố 5 cán bộ ngành LĐTBXH và một người dân, tội môi giới hối lộ, nhận hối lộ trong đường dây “chạy” chế độ chất độc màu da cam. Các đối tượng này đã nhận hàng trăm triệu đồng của nhiều cá nhân trong và ngoài tỉnh Thái Bình để "chạy chế độ" chất độc da cam. Khi không làm được, các đối tượng này cũng không trả lại số tiền đã nhận.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thái Bình: Bất công 1.800 trường hợp "người có công" tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714365055 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714365055 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10