Thâu tóm ARM, đòn 'nhất tiễn hạ song điêu' của Mỹ

Diendandoanhnghiep.vn Trong lĩnh vực thiết kế chip bán dẫn, trước nay Mỹ chỉ chịu nhường bước người Anh trong lĩnh vực chip dùng cho thiết bị di động.

Việc tập đoàn Nvidia mua lại hãng thiết kế chip ARM Holding (ARM) từ Softbank với giá 40 tỉ USD hồi giữa tháng 9-2020 đã giúp giới công nghệ Mỹ nắm giữ gần như tuyệt đối sức mạnh trong thị trường sản xuất chip vi xử lý. Ngoài các hãng công nghệ chip Intel, ADM, Nvidia đều là của Mỹ, việc sở hữu ARM sẽ bảo đảm vị thế thống trị thị trường chip toàn cầu trong chiến lược dài hạn.  

Trong lĩnh vực thiết kế chip bán dẫn, trước nay Mỹ chỉ chịu nhường bước người Anh trong lĩnh vực chip dùng cho thiết bị di động. Nay thì coi như giới công nghệ Mỹ đã thâu tóm nốt phần tinh túy còn lại của thế giới. Thông qua việc thâu tóm ARM, Nvidia sẽ làm chủ được công nghệ cốt lõi về thiết kế chip cho thiết bị di động. Và, trong thời đại công nghệ 4.0, ai làm chủ các công nghệ lõi thì xem như có thể chi phối cả thế giới trong hiện tại và tương lai.

ARM: Mảnh ghép cuối cùng còn thiếu của giới công nghệ Mỹ

Tập đoàn Nvida hiện chiếm 80% thị trường card đồ họa (GPU) dùng cho máy tính, smartphone, các máy chơi game điện tử cũng như các chip SoC (system on a chip) dùng trong lĩnh vực điện toán di động và ngành công nghiệp ô tô.

Với tầm nhìn chiến lược đường dài, Nvidia hướng đến các mục tiêu quan trọng trong tương lai là tạo dựng thế thượng phong trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) và với ARM, Nvidia sẽ vượt qua các đối thủ đồng hương là Intel và AMD, vốn không mạnh không lĩnh vực chip cho thiết bị di động.

Từ trước đến nay, giới lãnh đạo châu Âu vẫn có tham vọng xây dựng một chiến lược nhằm đạt sự tự chủ về công nghệ cao và kỹ thuật số để không phải lệ thuộc vào Mỹ trong các lĩnh vực này.

Nhưng, bài học nhãn tiền về Huawei, một tập đoàn hùng mạnh có sự bảo trợ của nhà nước Trung Quốc, vẫn phải quỵ gối khi bị Mỹ tung đòn hiểm đánh vào lĩnh vực chip vẫn không làm châu Âu thức tỉnh. Họ đã để cho Softbank của người Nhật dễ dàng thâu tóm ARM hồi tháng 9-2016 với giá 32 tỉ đô la Mỹ và giờ đây ARM được chuyển sang cho Nvidia của Mỹ.

Các chip bán dẫn và chip đồ hoạ GPU được xem là bộ não và con tim của mọi loại thiết bị di động. Giới quan sát quốc tế đặt câu hỏi phải chăng việc thâu tóm ARM của người Mỹ không chỉ để phục vụ kinh doanh mà có ý đồ sâu xa hơn là kiểm soát hoàn toàn các công nghệ lõi cực kỳ quan trọng.

Đây là một đòn ‘nhất tiễn hạ song điêu’ rất độc, vừa giúp Mỹ triệt hạ Trung Quốc -vốn lệ thuộc rất nhiều vào nguồn chip nước ngoài, vừa đặt các đối thủ châu Âu, Nhật và Hàn Quốc vào thế yếu.

Ba hãng lớn nhất và dẫn đầu thế giới về công nghệ chip là Intel, ARM, Nvidia đều là của Mỹ, nay ARM cũng thuộc về Nvidia thì coi như Mỹ đã hoàn toàn thống trị trên lĩnh vực tối quan trọng này. Trong tương lai, ARM sẽ góp phần đáng kể cho các nghiên cứu trong lĩnh vực quốc phòng của Mỹ, vào tháng 8-2020, họ đã ký hợp đồng hợp tác với Cơ quan các Dự án Quốc phòng Tiên tiến (DARPA) của Bộ quốc phòng Mỹ để hỗ trợ cho các nghiên cứu của DARPA.   

Sức mạnh của ARM đến từ đâu?

Điểm đặc biệt nhất là ARM không hề sản xuất chip mà chỉ thiết kế các loại chip dùng cho thiết bị điện tử. Cụ thể là ARM tập trung vào thiết kế các tài sản trí tuệ (IP - Intellectual Property), bao gồm kiến trúc của các tập lệnh chỉ dẫn, bộ vi xử lý trung tâm (CPU), bộ xử lý đồ họa (GPU), các giao tiếp nội liên kết, sau đó cấp phép sử dụng cho những doanh nghiệp nào muốn sử dụng IP của ARM. Khách hàng của ARM sẽ dùng bộ IP đã được cấp phép để thiết kế những mẫu chip theo yêu cầu của họ và đưa vào sản xuất, hoặc thuê sản xuất chip nếu không có nhà máy.

Chip ARM được các hãng công nghệ trên toàn thế giới ưa chuộng vì nó có ưu điểm vượt trội là hiệu suất cao và tiêu thụ ít điện năng, rất phù hợp cho các loại thiết bị di động. Tất cả các loại điện thoại di động hiện nay của Apple, Samsung, Huawei, Nokia, HTC, Sony đều dùng chip ARM.

Bên cạnh đó, chip ARM cũng hiện diện trên mọi thiết bị điện tử của Qualcomm, tablet iPad, tai nghe iPod, các loại máy chơi game nổi tiếng như Nintendo, PlayStation, Game Boy. Chip ARM là thành phần không thể thiếu trong các máy móc y tế, thiết bị định vị GPS, camera kỹ thuật số, tivi kỹ thuật số, máy chủ, thiết bị mạng và trung tâm dữ liệu. Có thể nói, ARM đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực thông tin di động toàn cầu.

Những đại gia trong làng công nghệ thế giới như Intel, Nvidia, AMD, Apple, Microsoft, Qualcomm, Samsung, Broadcom, Nokia, Huawei, TSCM, Ampere Computing đều sử dụng các thiết kế của ARM.

Doanh thu của ARM năm 2019 là 1,76 tỉ USD với khoản lợi nhuận 1,38 tỉ USD, chủ yếu từ các nguồn cấp phép sử dụng thiết kế chip và phí bản quyền cho bất kỳ loại thiết bị nào được sản xuất mà có sử dụng thiết kế chip của họ.

ARM đầu tư rất lớn cho việc nghiên cứu thiết kế các chip di động thế mới, năm 2019, ARM đã đầu tư 835 triệu USD vào nghiên cứu (chiếm 47% tổng doanh thu 2019). Họ cũng dự định lấn sân sang lĩnh vực máy tính, ARM đang nỗ lực thiết kế loại CPU máy tính có hiệu năng hoạt động cao hơn CPU của Intel và AMD nhưng sẽ tiêu thụ ít điện năng hơn.  

Việc ARM bị Softbank thâu tóm đã làm giới công nghệ Anh Quốc than thở rằng lĩnh vực duy nhất mà họ giữ vai trò hàng đầu thế giới đã lọt vào tay nước ngoài. Tuy vậy, Softbank không hề can thiệp vào các hoạt động nghiên cứu thiết kế cũng như nhân sự của ARM.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thâu tóm ARM, đòn 'nhất tiễn hạ song điêu' của Mỹ tại chuyên mục Xe - Công nghệ của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714408457 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714408457 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10