Trẻ em Hà Nội đi học liệu có bùng phát dịch?

Diendandoanhnghiep.vn Việc học sinh đi học trở lại sau một thời gian dài học trực tuyến là một tin vui nhưng cũng có không ít ý kiến bày tỏ lo ngại việc trẻ em đi học sẽ khiến dịch bệnh bùng phát.

>> Hoàn thành tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi trong quý II

Tới ngày 7/4, 63/63 tỉnh thành trên cả nước đã cho phép học sinh các cấp Tiểu học - Trung học cơ sở - Trung học phổ thông đi học trực tiếp trở lại. Riêng tại Hà Nội, ngày 6/4, là ngày đầu tiên học sinh tiểu học và lớp 6 thuộc 30 quận, huyện, thị xã trở lại trường học sau thời gian dài tạm dừng để phòng, chống dịch COVID-19. 

Thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội về tình hình học sinh đi học trong cả ngày 6/4 (bao gồm cả ca sáng và ca chiều) cho thấy, tỷ lệ học sinh tiểu học đến trường học trực tiếp rất cao. Cụ thể, tỷ lệ học sinh học trực tiếp đạt 92,05% ở cấp Tiểu học; 93,11% ở cấp trung học cơ sở và 96,15% ở cấp trung học phổ thông.

Trước nhiều ý kiến lo ngại về việc học sinh Hà Nội đi học trở lại sẽ gây bùng phát đợt dịch mới, PGS.TS Trần Đắc Phu - nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho rằng, thời gian gần đây, số ca mắc Covid-19 tại Hà Nội liên tục giảm mạnh theo từng ngày. Thủ đô đã vượt qua đỉnh dịch. Do đó, việc cho trẻ được tiêm vaccine lẫn chưa được tiêm vaccine Covid-19 đi học trở lại là vô cùng cần thiết. Đặc biệt là lứa tuổi mầm non.

việc cho trẻ được tiêm vaccine lẫn chưa được tiêm vaccine Covid-19 đi học trở lại là vô cùng cần thiết.

Việc cho trẻ được tiêm vaccine lẫn chưa được tiêm vaccine Covid-19 đi học trở lại là vô cùng cần thiết.

Ông Phu cho rằng, hậu quả và hệ lụy của việc trẻ em không được đến trường, không được tương tác giữa trẻ với trẻ, tương tác giữa trẻ với thầy cô sẽ gây ra các khiếm khuyết về tinh thần và thể chất. Thậm chí, khiến trẻ mắc bệnh trầm cảm. Vì vậy cần cho trẻ đi học trực tiếp vì sự phát triển thể chất, tâm lý và trí tuệ của trẻ.

"Hiện nay, đối với trẻ chưa tiêm vaccine và không tiêm vaccine thì nhiều quốc gia đã hối thúc đi học. Theo đó, khi cho đối tượng này đi học, nhiều quốc gia đã kiểm soát bằng các biện pháp như: Nhật Bản, Singapore tăng cường kiểm tra triệu chứng; Canada, Mỹ yêu cầu nộp kết quả xét nghiệm... 

Chúng ta đã thực hiện thích ứng an toàn linh hoạt kiểm soát dịch hiệu quả. Chúng ta chuyển từ chiến lược Zero F0 sang chiến lược chấp nhận có ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng. Chúng ta vừa kiểm soát được dịch bệnh, vừa làm kinh tế, vì vậy, cho trẻ em đến trường cũng phải thích ứng để việc học của trẻ không bị gián đoạn", ông Phu nhấn mạnh. 

Ngoài ra, ông Phu cho rằng, vừa qua, trẻ em ở nhà dương tính rất nhiều khi người lớn mắc bệnh lây cho trẻ. Nếu đến trường làm các biện pháp phòng dịch tốt, có tổ chức, nguy cơ lây nhiễm chưa chắc cao hơn ở nhà.

Để làm được những điều đó, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho rằng, ngoài việc tổ chức và thực hiện tốt quy định phòng chống dịch của Chính phủ, của Bộ Y tế, Bộ GDĐT còn cần sự phối hợp tốt giữa gia đình với nhà trường và cơ quan y tế. 

>> Tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em cần lưu ý gì?

Hà Nội đã vượt qua đỉnh dịch, cùng với tỉ lệ tiêm vaccine cao, các chuyên gia y tế cho rằng, việc cho học sinh đi học trực tiếp là vô cùng đúng đắn.

Hà Nội đã vượt qua đỉnh dịch. Cùng với tỉ lệ tiêm vaccine cao, các chuyên gia y tế cho rằng, việc cho học sinh đi học trực tiếp là vô cùng đúng đắn.

Với trẻ lớn từ 12 tuổi trở lên, ý thức về dự phòng chắc chắn tốt hơn trẻ nhỏ, đây cũng là nhóm hầu hết đã tiêm vaccine. Vì thế, đầu tiên, các trường học phải có sẵn các dung dịch hay xà phòng rửa tay, bố trí nơi rửa tay nơi thuận lợi cho trẻ. Khi được gặp nhau ở trường sau thời gian dài học trực tuyến, trẻ rất khó để không tụ tập vui chơi, do đó, cần khuyến khích trẻ đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên nhất có thể.

Cha mẹ cũng có thể chuẩn bị sẵn trong cặp sách hoặc balo các dung dịch rửa tay, xịt khuẩn để trẻ chủ động.

Ngoài ra, theo hướng dẫn của Bộ Y tế, trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi sau khi mắc COVID-19 khỏi bệnh ít nhất 3 tháng nên tiêm vaccine COVID-19; với trẻ trên 12 tuổi khoảng thời gian này là 3-6 tháng.

Theo đó, Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Phó Chủ tịch Liên chi hội Truyền nhiễm TP.HCM cho rằng, đã đến lúc mọi người nên xem Covid-19 là bệnh thông thường. Nếu "kỹ hơn" thì F0 nghỉ ở nhà, F1 đi học bình thường.

"Trẻ nhỏ ở nhà sẽ rất ảnh hưởng tới tâm sinh lý. Hơn nữa, chưa chắc trẻ nào tiếp xúc F0 cũng là F1 bởi nhiều trẻ triệu chứng rất nhẹ. Có khi chính các em đã bị nhiễm Covid-19 rồi và đã khỏi bệnh. Trẻ không triệu chứng bắt các em ở nhà làm gì? Phụ huynh không nên quá lo lắng", ông Khanh cho hay.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Trẻ em Hà Nội đi học liệu có bùng phát dịch? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714397649 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714397649 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10