Trung Quốc lạc quan tại WEF 2019

Diendandoanhnghiep.vn Các doanh nghiệp Trung Quốc đã mang tới Diễn đàn Kinh tế Thế giới WEF 2019 một thông điệp: Toàn cầu hóa vẫn là ưu tiên hàng đầu của các công ty Trung Quốc.

Phó Thủ tướng Trung Quốc Vương Kỳ Sơn tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2019

Phó Thủ tướng Trung Quốc Vương Kỳ Sơn tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2019

Đó là ý chính từ nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp Trung Quốc, những người đóng vai trò quan trọng trong các dự án lớn của Trung Quốc.

Họ mong muốn cuộc chiến thương mại đang diễn ra giữa Hoa Kỳ sẽ kết thúc và bày tỏ sự lạc quan rằng, nền kinh tế lớn nhất châu Á sẽ tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu.

Điều này được thể hiện rõ tại Davos lần này. Trung Quốc đã mang tới WEF 2019 một phái đoàn lớn nhất kể từ lần đầu tiên tham dự diễn đàn kinh tế thế giới.

Phái đoàn Trung Quốc do Phó Chủ tịch Vương Kỳ Sơn dẫn đầu đã liên tục nhấn mạnh cam kết của đất nước ông đối với thương mại toàn cầu, thị trường mở và hợp tác quốc tế.

Cùng với đó, các đại biểu Trung Quốc đã quảng bá cả hai dự án "Greater Bay Area" và "Vành đai, Con đường".

Một số đại diện doanh nghiệp Trung Quốc cho biết, kế hoạch phát triển vùng vịnh Greater Bay Area của Trung Quốc là một dự án đang diễn ra để kết nối chín thành phố ở tỉnh Quảng Đông ở phía nam với Hồng Kông và Ma Cao.

Mục đích của kế hoạch này là tạo ra một trung tâm đô thị với dòng vốn, lực lượng lao động và cơ hội thương mại tích hợp.

Cuối cùng hình thành một trung tâm công nghệ phía đông để cạnh tranh với Thung lũng Silicon. Sự phát triển đó cũng được coi là nhằm hình thành một trung tâm sáng tạo cho Sáng kiến "Vành đai và Con đường".

Sự phát triển của dự án Greater Bay Area của Trung Quốc cũng là một cú hích rất tốt để biến Trung Quốc thành trung tâm của thế giới. 

Tuy nhiên, tất cả đều nhờ vào chương trình cơ sở hạ tầng rộng lớn của chính phủ Trung Quốc. Sáng kiến "Vành đai và Con đường" đã giúp các doanh nghiệp Trung Quốc thúc đẩy việc thực hiện các thỏa thuận mang tầm quốc tế.

Một doanh nhân Trung Quốc tại Davos cho biết: "Chúng tôi muốn đẩy mạnh chuỗi cung ứng của mình trên toàn cầu thông qua việc triển khai quốc tế và kết nối với các nhà cung cấp địa phương. Với các đối tác quốc tế, chúng tôi có thể xây dựng một mạng lưới toàn cầu, có thể giúp nâng cao tiếng nói của chúng tôi trong việc thiết lập giá toàn cầu cho hàng hóa".

Fang Xinghai, phó chủ tịch ủy ban điều tiết chứng khoán Trung Quốc, tại Diễn đàn kinh tế thế giới 2019

Fang Xinghai, phó chủ tịch ủy ban điều tiết chứng khoán Trung Quốc, tại Diễn đàn kinh tế thế giới 2019

Thực tế, nhờ "Vành đai và Con đường", các doanh nhân Trung Quốc đã hiện diện ở 18 quốc gia và có cơ hội để gia nhập nhiều thị trường mới như ở Trung Đông, Trung Á và các nước khác.

Có thể thấy, toàn cầu hóa là mục tiêu của các doanh nghiệp Trung Quốc khi tham dự các diễn đàn quốc tế gần đây.

Một số doanh nghiệp bắt đầu quốc tế hóa khi sử dụng nhân tài từ các nước và xây dựng các trung tâm nghiên cứu của mình tại nhiều quốc gia, từ đó đẩy mạnh sự hiện diện của sản phẩm trên toàn cầu.

Niềm tin của giới lãnh đạo doanh nghiệp đã phản chiếu những quan điểm của các đại diện Trung Quốc tham dự Diễn đàn kinh tế thế giới 2019.

Trong đó bao gồm Phó Chủ tịch Trung Quốc Vương Kỳ Sơn, người đã cố gắng xoa dịu những lo ngại về suy thoái kinh tế của Trung Quốc và lập luận rằng sự tăng trưởng của đất nước sẽ tiếp tục và sẽ bền vững.

Tuy nhiên, trái ngược với sự tự tin của Trung Quốc, giới quan sát cũng đưa ra nhận định, tất cả không phải là màu hồng đối với các doanh nghiệp Trung Quốc.

Đầu tuần này, Bắc Kinh tuyên bố rằng GDP năm ngoái của nước này tăng trưởng với tốc độ chậm nhất kể từ năm 1990.

Cùng với đó, đà giảm tốc của kinh tế Trung Quốc sẽ khó mà tránh khỏi ngay cả khi chính phủ nước này thực hiện các biện pháp ứng phó như thúc đẩy đầu tư cơ sở hạ tầng và cắt giảm thuế.

Các gói kích thích tài khóa và các biện pháp khác có khả năng phải đến tận nửa sau năm 2019 mới bắt đầu có tác dụng.

Trong báo cáo gần đây nhất, ngân hàng HSBC nhận định rằng việc chiến tranh thương mại leo thang sẽ có thể khiến cho tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2019 mất đi khoảng từ 0,7% đến 0,8%.

Trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc, câu nhận định "Năm 2018 là năm tồi tệ nhất của Trung Quốc trong thập kỷ qua, nhưng sẽ là năm tốt nhất của Trung Quốc trong thập kỷ tới" đã làm giới doanh nghiệp của nước này bi quan hơn về tương lai của họ. 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Trung Quốc lạc quan tại WEF 2019 tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714762033 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714762033 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10