Từ lời kêu gọi: “Hãy tặng giáo viên nhiều phong bì”

Diendandoanhnghiep.vn Trên mạng truyền tay nhau lời kêu gọi của thầy giáo Đào Tuấn Đạt, trường phổ thông Anhxtanh (Hà Nội). Đằng sau mỗi lời kêu gọi có rất nhiều câu chuyện về người làm nghề giáo.

Câu chuyện về thầy giáo Đạt là một lời kêu gọi nhân văn cho một chương trình từ thiện gửi tới các đồng nghiệp và các em học sinh ở Pù Nhi nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam. Sự sẻ chia không lớn, nhưng là chút động viên tinh thần nho nhỏ trước bao khó khăn mà các thầy cô và các em học sinh trải qua hằng ngày ở nơi miền núi xa nhất của tỉnh Thanh Hóa, nơi tiếp giáp với Lào.

Thầy giáo Đào Tuấn Đạt với lời kêu gọi thu hút sự quan tâm trên mạng xã hội.

Thầy giáo Đào Tuấn Đạt với lời kêu gọi thu hút sự quan tâm trên mạng xã hội.

Không chỉ dừng ở những lời kêu gọi đó, thầy Đạt cùng các học sinh còn có những hoạt động bên lề để thúc đẩy chương trình. Và chương trình thu hút được sự quan tâm rất lớn của cộng đồng mạng.

Nhưng sau lời kêu gọi đó của thầy Đạt thì dư luận muốn mượn chính thông điệp đó của thầy để nói về thực trạng của ngày nhà giáo. Trong xã hội nghề giáo viên và bác sỹ đang được dư luận rất quan tâm đa chiều. Tuần lễ hiến chương các thầy cô giáo gần như ngập tràn trên mạng xã hội những lời chúc tụng và tri ân.

Tuy nhiên sau những ngày này thì mạng xã hội sẽ lại “truyền tay nhau” những bức ảnh về những xe rác chứa đầy hoa. Đó là một thực tế phản ánh sự thật rất lãng phí, thay vì những bó hoa bị bỏ đi do sự tàn phai của quy luật nếu quy đổi thành tài chính thì sẽ thiết thực hơn rất nhiều.

Những bó hoa sau ngày kỷ niệm.

Những bó hoa sau ngày kỷ niệm.

Trái với nhiều người nghĩ là nghề giáo viên đang có một nguồn thu nhập tương đối ổn định, thì đâu đó vẫn còn có những nhà giáo còn rất nghèo, hoàn cảnh khó khăn, bạo bệnh phải chắt chiu từng đồng để có một cuộc sống ổn định.

Với truyền thống “tôn sư trọng đạo” của người Việt thì ngày Nhà giáo Việt Nam là ngày mà các bậc phụ huynh tri ân thầy cô giáo của con mình. Chúng ta không luận bàn đến yếu tố tiêu cực của ngày này mà chỉ nói đến tính nhân văn của ngày hiến chương thì việc tặng hoa cho các thầy cô là một nghĩa cử rất đẹp và có tính giáo dục cao.

Tôi còn nhớ thế hệ của tôi vào ngày Nhà giáo Việt Nam chúng tôi đã háo hức suốt đêm rồi sáng hôm sau cùng hẹn nhau, tự tay chọn hoa rồi quà bọc lại cẩn thận vào hồi hộp tặng cho thầy cô giáo mình. Tôi nhớ hình ảnh cô giáo dạy Toán của tôi mặc chiếc áo dài hoa, đạp chiếc xe mini, trên giỏ xe là bó hoa của ngày mít tinh. Nhìn thấy các học trò đứng ở cửa chờ, cô xúc động mở cửa và chúng tôi ùa vào như chim sẻ. Khoảnh khắc đó tôi thầy cô trò rất gần gũi và hình ảnh đó đã theo chúng tôi đến tận bây giờ.

Bây giờ cuộc sống cũng đổi thay, không khí của ngày Nhà giáo Việt Nam cũng cải thiện nhiều. Ngày hội của các thầy cô là ngày mà các ngành dịch vụ đều vào cuộc để nâng cao chất lượng và một thực tế ai cũng biết nhưng né tránh không muốn nhắc đến là “chiếc phong bì” thay cho món quà. Vừa giản đơn vừa thiết thực.

Ngoài ra, có những người không công tác trong ngành giáo dục nhưng họ có những công việc đào tạo học trò lặng thầm trong cuộc sống. Họ vẫn được tôn kính gọi là thầy, cô. Anh Nguyễn Trung Quân, chuyên gia chăm sóc sắc đẹp, người gần 20 năm qua đã âm thầm có những lớp học cho các bạn học sinh khuyết tật, những bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Đã có hàng trăm lứa học viên của anh giờ đã có công việc ổn định và tự nuôi sống bản thân mình. Ngày nhà giáo Việt Nam, họ vẫn quay về gặp “thầy” Quân để cảm ơn bằng những bó hoa.

Anh Quân chia sẻ “năm nào đến ngày Nhà giáo Việt Nam tôi cũng được nhận hoa của học trò đến cảm ơn thầy. Và lần nào cũng như lần nào, tôi đều thấy rất hạnh phúc và xúc động. Cảm giác một người thầy được học trò nhớ đến nó lớn lao hơn bất kỳ một chiếc phong bì nào. Nó khiến cho người thầy cảm thấy mình không chỉ đào tạo ra những người thầy lành nghề mà còn đào tạo ra những con người tốt”.

Anh Nguyễn Trung Quân với gần 20 năm âm thầm dạy học sinh.

Anh Nguyễn Trung Quân với gần 20 năm âm thầm dạy học sinh.

Cô Hảo một giáo viên về hưu cho hay “nghề giáo chỉ nhộn nhịp vào ngày này khi còn đang công tác thôi. Về hưu rồi mấy ai còn nhớ đến cô giáo mà đến mừng cô. Không phải các thầy cô không đủ tốt mà đó là xu thế chung của xã hội. Ai cũng bận bịu và rất hiếm có thời gian. Bản thân tôi, tôi chẳng mong hoa hay phong bì của phụ huynh, tôi chỉ mong xã hội mỗi lần có một sự cố gì về ngành giáo dục thì xã hội bình tĩnh để hiểu những người trong cuộc chứ không vội phán xét và chỉ trích giáo viên”

Hôm nay, thêm một mùa hiến chương các nhà giáo. Chúng ta, lại thêm biết bao câu chuyện để nói về nền giáo dục nước nhà đã đổi thay như thế nào. Kính chúc các thầy cô giáo vững vàng và chắp cánh ước mơ cho mỗi thế hệ học trò. Và cũng rất mong “những chiếc phong bì” tri ân của phụ huynh đến những người thầy sẽ luôn mang một thông điệp tốt đẹp.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Từ lời kêu gọi: “Hãy tặng giáo viên nhiều phong bì” tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714556898 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714556898 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10