Xử lý nợ xấu nhìn từ danh mục tài sản của VAMC

Lê Mỹ 02/08/2018 16:09

Đúng như lãnh đạo của Công ty Quản lý các tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) từng cho biết, dù nợ thì xấu, nhưng đa số tài sản đảm bảo (TSĐB) trong danh mục của VAMC đều đẹp…

TSĐB tập trung bất động sản

Trong 1.236 TSĐB thuộc danh sách mà VAMC quản lý cập nhật tính đến ngày 2/8, phần lớn được phân loại là bất động sản (BĐS).

Có giá và cũng chiếm tỷ trọng lớn trong nhóm các TSĐB này, là tài sản trên đất bao gồm tài sản là các giấy chứng nhận quyền sở hữu đất và các tài sản gắn liền với đất như nhà xưởng nhà ở hoặc tài sản thế chấp được hình thành trong tương lai - bản chất "lõi" vẫn là BĐS. 

Saigon One Tower, một trong tài sản mà VMAC sẽ phát mãi đấu giá với giá khởi điểm hơn 6.000 tỷ đồng

Saigon One Tower, một trong tài sản mà VAMC sẽ phát mãi đấu giá với giá khởi điểm hơn 6.000 tỷ đồng.

Ngoài ra, một lượng tài sản khác cũng có mặt trong danh mục này, tuy nhiên khó xác định giá và sẽ có biến động giá với biên độ rộng hơn tùy thời điểm người mua muốn thương thảo mua nợ, đó là quyền sở hữu vốn góp vào công ty, cổ phiếu doanh nghiệp, quyền bảo lãnh khoản vay vốn...

Có thể bạn quan tâm

  • Áp chỉ tiêu xử lý nợ xấu cho VAMC

    Áp chỉ tiêu xử lý nợ xấu cho VAMC

    06:10, 24/02/2018

  • Cởi nút thắt cho xử lý nợ xấu

    Cởi nút thắt cho xử lý nợ xấu

    05:55, 19/02/2018

  • “Gỡ” rào cản xử lý nợ xấu

    “Gỡ” rào cản xử lý nợ xấu

    16:02, 17/01/2018

  • NHNN chọn 6 ngân hàng tiên phong xử lý nợ xấu

    NHNN chọn 6 ngân hàng tiên phong xử lý nợ xấu

    10:28, 25/09/2017

  • Bốn tác động của Nghị quyết xử lý nợ xấu đến nền kinh tế

    Bốn tác động của Nghị quyết xử lý nợ xấu đến nền kinh tế

    12:10, 16/08/2017

  • Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu

    Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu

    23:40, 21/07/2017

  • Quý I/2018, VAMC sẽ mua nợ xấu với lãi suất bao nhiêu?

    Quý I/2018, VAMC sẽ mua nợ xấu với lãi suất bao nhiêu?

    09:51, 16/01/2018

  • Được “cởi trói”, VAMC sẽ mua thêm ít nhất 2.000 tỷ đồng nợ xấu hai tháng cuối năm

    Được “cởi trói”, VAMC sẽ mua thêm ít nhất 2.000 tỷ đồng nợ xấu hai tháng cuối năm

    14:32, 15/11/2017

  • VAMC tăng lãi suất tham chiếu

    VAMC tăng lãi suất tham chiếu

    15:55, 06/10/2017

  • VAMC đã mua được hơn 266 nghìn tỷ đồng nợ xấu

    VAMC đã mua được hơn 266 nghìn tỷ đồng nợ xấu

    05:32, 27/09/2017

  • “Nút thắt” xử lý nợ xấu của VAMC được tháo gỡ

    “Nút thắt” xử lý nợ xấu của VAMC được tháo gỡ

    12:10, 24/08/2017

Nhìn chung, 1.236 tài sản đảm bảo mà VAMC đang quản lý theo danh mục, được phân loại, mô tả cặn kẽ, chi tiết, thể hiện sự đánh giá, rà soát khá kỹ càng cũng như độ bung mở tiếp cận TSĐB trong việc xử lý đầu vào lẫn cung cấp đầu ra để xử lý nợ từ tổ chức tín dụng đến thị trường của định chế này.

Cũng theo danh mục, rõ ràng trong sự đa dạng của các TSĐB như phân loại của VAMC, được xếp theo thứ tự mà thị trường thực tế cũng ưu tiên quan tâm, như vậy, vẫn là bất động sản, tài sản trên đất rồi mới tính đến các tài sản khác.

Về “xuất xứ” khoản vay, loại tài sản BĐS xếp theo thứ tự “ưu tiên” như nêu trên chủ yếu ở tập trung ở các đô thị lớn, đặc biệt là BĐS thương mại, nhà ở, kế đến mới là BĐS công nghiệp hoặc nông nghiệp.

Trong khi đó, các tài sản trên đất và tài sản khác thể hiện “xuất xứ” khoản vay đa dạng và rộng hơn ở mọi tỉnh thành. Đó có thể là giấy chứng nhận quyền sở hữu đất đai hoặc giấy xác nhận quyền khai thác mỏ đá (khoáng sản, tài nguyên) ở các khu vực không ở trung tâm đô thị hay không được “đánh” rõ địa chỉ khoản vay như các khoản bảo lãnh vay vốn của Tổng Công ty Xây lắp Dầu khí, tài sản trên đất là kho tiếp nhận và bồn chứa khí hóa lỏng LPG…

 Đến thời đưa hàng "lên kệ"

Bức tranh của một giai đoạn kinh doanh và cho vay với đa đối tượng của hệ thống tổ chức tín dụng, được “dựng lại” trong lát cắt danh mục TSĐB mà VAMC quản lý. Điều đó cũng cho thấy rằng: Trong mọi tình huống và giai đoạn, để tiếp cận vốn tín dụng, rất nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, đã sẵn sàng sử dụng các tài sản của mình, từ loại tài sản có giá nhất đến các tài sản… lắt nhắt nhất, để thế chấp rồi gán nợ.

Không khó theo mô tả loại tài sản hết sức cụ thể của VAMC, có thể “nhặt” ra những tài sản trọn gói được thế chấp, trở thành nợ xấu và là sản phẩm của thị trường mua bán nợ mà khả năng đó cũng là toàn bộ tài sản hiện hữu của một tổ chức hay một cá nhân. Việc "nhấc lên", làm sạch, có người mua nợ, tiếp nhận và xử lý lại, có thể sẽ cho ra hoặc kế tiếp khai thác chính dự án trọn gói đã được vạch kế hoạch, triển khai nhưng rồi do không trả được nợ, bắt buộc phải gán nợ ấy.

Ví dụ theo thứ tự tài sản số 50, loại BĐS, mã BDS00001924, thì ngoài quyền sử dụng đất còn có công trình xây dựng trên đất với mục đích sử dụng là đất cơ sở sản xuất kinh doanh, còn có các công trình tài sản gắn liền với đất gồm: Các nhà công trình như nhà heo mang thai, nhà nái đẻ, kho, nhà sát trùng, nhà công nhân, khu nhà chuyên gia, nhà điều hành, nhà ăn, nhà để xe, tường, cổng, tường rào...

Tương tự đứng kế trước đó, thứ tự tài sản số 49, loại tài sản được phân loại BĐS mã số BDS00001921 còn đính kèm các công trình và hạng mục máy móc thiết bị phục vụ dịch vụ (theo dự án là HTX Một thoáng Việt Nam) và sinh hoạt như máy ép mía, máy ép nồi hơi, máy đục, máy bào cuốn, bộ máy tính... được phân loại theo nguồn gốc xuất xứ Mỹ, Nhật, Trung Quốc... 

Chính vì là những tài sản "trọn gói" phải thế chấp phát mãi, khó khăn của bên nợ vay ở một điểm quá khứ đã hiện lên khá rõ. Có chuyên gia định giá tài sản nợ ví von, để thấy sự đắng chát của người đi vay ở giai đoạn khó ấy là "còn cái lai quần cũng...gán". Nhưng đó cũng là khó khăn của chủ nợ vay (tổ chức tín dụng) khi thẩm định và nỗ lực nhận TSĐB để cho vay. Đồng thời, đó cũng là khó khăn của VAMC khi tiếp nhận TSĐB khoản vay, thẩm định, đánh giá phân loại, đưa ra thị trường thực thi phát mãi.

Năm 2017 và 2018, những khó khăn như vậy, đã và đang được các tổ chức tín dụng cũng như VAMC tháo gỡ, tiếp tục tìm phương thức để việc bán xử lý nợ xấu đi đến hiệu quả cao hơn. Trong đó, phải nói rằng việc hoàn thiện khung pháp lý và cho cơ chế thí điểm cho phép xử lý nợ xấu theo Quyết định 1058 (QĐ 1058), Nghị quyết 42/2017/QH14 (NQ 42) đã được các bên thực hiện quyết liệt, đồng bộ, bài bản, khoa học, là điều kiện nền tảng pháp lý quan trọng.

Với các quy định mới, năm 2017, VAMC đã triển khai và hoàn thành việc rà soát, phân loại và dự kiến biện pháp xử lý các khoản nợ có dư nợ hơn 30 tỷ đồng với tổng dư nợ gốc được rà soát là 160.474 tỷ đồng. Trên cơ sở đánh giá phân loại biện pháp xử lý nợ, VAMC lựa chọn các khách hàng, khoản nợ có khả năng xử lý với các biện pháp phù hợp hoặc chuyển sang mua nợ theo giá trị thị trường. Đặc biệt, VAMC đã thành lập bốn Tổ xử lý nợ thuộc các ban nghiệp vụ nhằm huy động toàn bộ nguồn lực để triển khai có hiệu quả NQ 42 và công tác mua bán nợ xấu và xử lý nợ xấu. Đây cũng là năm ghi nhận kết quả bán đấu giá thành công một số TSBĐ và khoản nợ của VAMC cũng như mua bán nợ xấu theo giá thị trường. 

Việc cho “lên kệ” cả nghìn tài sản được phân loại, mô tả kỹ càng, rõ ràng trong danh mục quản lý TSĐB của VAMC trong năm nay, tiếp tục hứa hẹn có những khoản nợ có thể đạt điều kiện thuận lợi để mua-bán theo giá thị trường.  

Hy vọng rằng với các tài sản có giá trị cốt lõi là BĐS - luôn lên giá theo thời gian, VAMC có thể thực hiện nhiều phiên đấu giá - phát mãi tài sản, sớm xóa khỏi danh mục "kho" của mình những “Saigon One Tower” có giá sang nhượng cao, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu, đưa các nguồn lực tài nguyên- tài sản sớm trở lại vận hành trong nền kinh tế.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Xử lý nợ xấu nhìn từ danh mục tài sản của VAMC
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO