Doanh nghiệp xuất khẩu hương nhang: "Chúng tôi sắp phá sản cả rồi"

Diendandoanhnghiep.vn Đến nay, sau gần 2 tháng tháng kể từ ngày Ấn Độ đột ngột hạn chế nhập khẩu hương nhang của Việt Nam, nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã ngừng sản xuất.

Đáng nói, cho đến nay, vẫn chưa có doanh nghiệp nào xin được giấy phép xuất khẩu hương sang Ấn Độ và tình trạng này sẽ tiếp tục không biết đến bao giờ?

“Chúng tôi đóng cửa cả rồi”

Trong 2 tháng qua, các xưởng làm tăm nhang ở xã An Mỹ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình, một trong 2 huyện làm hương nhang lớn nhất cả nước đã đồng loạt đóng cửa.

“Chúng tôi đóng cửa cả rồi, đã gần 2 tháng nay, toàn bộ công nhân của tôi phải nghỉ việc, nhà xưởng im lìm, máy móc ngừng hoạt động. Hiện tại, giá trị hàng tồn kho của gia đình tôi lên đến 370 triệu đồng”, ông Nguyễn Văn Giáp, xã An Mỹ chỉ tay vào số lượng hàng tồn kho chất thành đống than thở.

ông Nguyễn Văn Giáp, xã An Mỹ

Ông Nguyễn Văn Giáp, xã An Mỹ cho biết xưởng sản xuất hương nhang của ông đã đóng cửa gần 2 tháng nay.

Đáng lo hơn, ông Giáp cho biết, phần lớn các hộ gia đình sản xuất hương nhang đều vay vốn từ ngân hàng.

“Bây giờ, sản xuất khó khăn, nhưng lãi vay ngân hàng thì vẫn phải trả. Nếu cứ tiếp tục tình trạng hàng hóa không xuất khẩu được, chúng tôi không thể xoay vòng vốn được. Thêm một thời gian nữa, tôi không biết lấy đâu ra tiền để trả nợ cho ngân hàng”, ông Giáp nói.

Số hàng hàng tồn trong kho của ông giáp đã chất cao hơn núi.

Lượng hàng tồn xếp thành đống trong kho của ông Giáp.

Theo tính toán của ông Nguyễn Văn Giáp, cả tỉnh Thái Bình có khoảng trên 3.000 máy làm hương, sản xuất được hơn 3.000 tấn hương thành phẩm/tháng phục vụ thị trường Ấn Độ là chính.

“Giờ hầu hết các xưởng trong tỉnh ngừng hoạt động. Thông thường, mỗi máy làm hương cần 4 công nhân phục vụ, từ sản xuất cho đến đóng gói… như vậy có gần 12.000 lao động mất việc làm”, ông Giáp nói.  

Xưởng 14 máy của ông giáp đã ngừng hoạt động được gần 2 tháng nay.

Xưởng sản xuất 14 máy với gần 50 công nhân của ông Giáp đã ngừng hoạt động được gần 2 tháng nay

Cùng cảnh như ông Giáp, xưởng sản xuất hương nhang của bà Trần Thu, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình cũng lâm vào tình cảnh hết sức khó khăn. Bà Thu cho biết, cơ sở của bà đã đóng cửa ngay từ đầu tháng 9.

“Lúc đầu tôi tự nhủ rằng, coi như xưởng của tôi nghỉ mùa vài hôm cho bà con cấy, gặt, nhưng giờ nhìn lại “nghỉ mùa” như vậy thì lâu quá. Tôi đã phải đóng cửa gần 2 tháng nay rồi. Số hàng sản xuất ra không biết phải bán cho ai nếu như Ấn Độ không nhập khẩu trở lại”, bà Thu nói.

Nguy cơ xóa sổ ngành hương trong nước

Theo ông Lê Thanh Giang - Giám đốc công ty TNHH Eximani Việt Nam, việc Ấn Độ đột ngột nhập khẩu hương nhang đã khiến doanh nghiệp ông “đứng ngồi không yên”.

Tôi đã cho tất cả các công nhân của tôi nghỉ việc rồi. Tôi còn 1 container hàng xuất sang Ấn Độ nhưng bây giờ số phận công hàng này rất trớ trêu khi mà đối tác muốn lấy hàng nhưng không lấy được, mà cho hàng quay về Việt Nam thì tôi không biết bán nó cho ai, nhưng nếu cứ để hàng ở cảng thì chi phí lưu kho tiếp tục tăng lên”, ông Giang nói.

Ông Giang cho biết thêm, điều đáng lo ngại nhất hiện nay là có nhiều doanh nghiệp Ấn Độ tìm đến các công ty sản xuất máy làm hương của Việt Nam để đặt hàng.

Mới đây, chúng tôi được biết 3 công ty chuyên sản xuất máy làm hương đã ký hợp đồng xuất sang Ấn Độ khoảng 100.000 máy làm hương. Nếu việc xuất khẩu này được thực hiện sẽ “xóa sổ” ngành sản xuất hương xuất khẩu trong nước, khiến hàng nghìn lao động mất việc.

Thậm chí, hiện nay, tại các làng nghề còn có tình trạng các doanh nghiệp Ấn Độ tìm mua các máy cũ để mang về bên đó sản xuất. Nếu tình trạng này tiếp tục, chúng tôi không thể trụ lâu được nữa”, ông Giang lo lắng.

Tương tự như gia đình ông giáp, nhiều xưởng sản xuất hương nhang tại Thái Bình đã đóng cửa.

Tương tự như gia đình ông Giáp, nhiều xưởng sản xuất hương nhang tại Thái Bình đã đóng cửa.

Theo Vụ Thị trường châu Á – châu Phi, Ấn Độ hiện là thị trường xuất khẩu hương (nhang) chính (không có thị trường thay thế) của ngành hương nhang xuất khẩu của Việt Nam. Cả nước hiện có hơn 100 doanh nghiệp sản xuất hương nhang ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam.

Trung bình mỗi tháng các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu khoảng hơn 300 container hàng hương nhang sang thị trường Ấn Độ (kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang Ấn Độ năm 2018-2019 là 76,85 triệu USD).

Tuy nhiên, việc hạn chế nhập khẩu hương nhang của Ấn Độ theo Thông báo nói trên khiến cho hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp ngay lập tức bị dừng lại.

Diễn đàn Doanh nghiệp sẽ tiếp tục thông tin!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Doanh nghiệp xuất khẩu hương nhang: "Chúng tôi sắp phá sản cả rồi" tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1715034824 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1715034824 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10