Bản chất của thương vụ Grab mua Uber

Diendandoanhnghiep.vn Hội đồng Cạnh tranh đã ban hành Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh Grab mua lại Uber với khẳng định Grab không vi phạm Luật Cạnh tranh do chưa đủ yếu tố cấu thành hành vi tập trung kinh tế.

Theo qui định tại khoản 1 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2004 thì thị trường liên quan bao gồm thị trường sản phẩm liên quan và thị trường địa lý liên quan. Theo đó, khoản 1 Điều 4 Nghị định 116/2005/NĐ-CP xác định “thị trường sản phẩm liên quan là thị trường của những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau cả về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả”. Trong báo cáo điều tra của Cục quản lý cạnh tranh (sau đây gọi tắt là VCA) thì “thị trường sản phẩm liên quan là thị trường dịch vụ trung gian kết nối vận tải giữa người đi xe và lái xe ô tô dưới 09 chỗ trên nền tảng phần mềm và tổng đài”.

br class=

Với dịch vụ vận chuyển bằng xe máy, liệu các bác tài xế xe ôm có nằm trên cùng thị trường sản phẩm liên quan với Grab?

Thế nào là thị trường sản phẩm liên quan?

Việc xác định thị trường sản phẩm liên quan trong trường hợp này chưa thật sự thuyết phục. Lý do cho việc VCA xác định thị trường sản phẩm liên quan chỉ là “thị trường dịch vụ trung gian kết nối vận tải giữa người đi xe và lái xe ô tô dưới 09 chỗ trên nền tảng phần mềm và tổng đài” xuất phát từ việc VCA lấy quyết định số 24/QĐ-BGTVT ngày 7 tháng 1 năm 2016 của Bộ Giao thông vận tải làm xuất phát điểm. Ý nghĩa thật sự của thị trường liên quan nói chung và thị trường sản phẩm liên quan nói riêng nằm ở khía cạnh “khả năng thay thế về cầu”. Điều ấy có nghĩa là khi người tiêu dùng có nhu cầu về hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó, ngoài doanh nghiệp X nào đó, thì người tiêu dùng có thể thỏa mãn nhu cầu của mình bằng việc mua hàng hóa hoặc sử dụng dịch vụ từ doanh nghiệp Y nào đó hay không.

Cách xác định của VCA không chính xác ở chỗ nếu thị trường sản phẩm là thị trường dịch vụ trung gian kết nối vận tải giữa người đi xe và lái xe ô tô dưới 09 chỗ trên nền tảng phần mềm và tổng đài, có nghĩa Grab và/hoặc Uber (sau đây để thuận tiện, xin gọi tắt là Grab) sẽ có mối quan hệ với cả hai đối tượng là khách hàng và tài xế. Điều đó có nghĩa, cả khách đi xe và tài xế đều là những người đang sử dụng dịch vụ của Grab. Grab sẽ đóng vai trò là một đơn vị trung gian và sẽ tính phí dịch vụ đối với hai đối tượng này.

Với cách tiếp cận như vậy, các hãng taxi sẽ không phải là doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan với Grab và Uber. Bởi, khi khách hàng của các hãng taxi sử dụng các ứng dụng của hãng taxi (sau đây gọi tắt là App) hoặc gọi điện thoại đến tổng đài, họ đang giao dịch với chính hãng taxi chứ không phải thông qua một bên thứ ba nào cả. Ý nghĩa của các App mà các hãng taxi làm ra và/hoặc tổng đài điện thoại mà họ có đơn thuần chỉ là cách thức để khách hàng liên lạc với hãng taxi và có thể sử dụng dịch vụ. Nói cách khác, App của các hãng taxi nó là một công cụ nằm trong gói dịch vụ vận chuyển hành khách đơn lẻ theo yêu cầu của khách hàng bằng ô tô dưới 9 chỗ. Trong khi đó, ý nghĩa của app của Grab là hành vi mang tính đơn thuần cung cấp dịch vụ trung gian giữa người muốn cung cấp dịch vụ vận chuyển và người có nhu cầu di chuyển bằng ô tô dưới 9 chỗ.

Nhưng trong suốt quá trình điều tra, VCA luôn bám theo hướng các hãng taxi là đối thủ cạnh tranh (nằm trên cùng thị trường liên quan với Grab và Uber). Điều này thiếu logic và không nhất quán.

Bản chất của Grab

Nhìn từ góc độ hoạt động, một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận chuyển hành khách bằng ôtô [dưới 9 chỗ] có thu phí luôn có các đặc tính sau:

Họ có một đội ngũ tài xế và xe để vận chuyển khách hàng; Quyết định mức phí, các chương trình khuyến mại đối với dịch vụ vận chuyển và thu được các phí này.

Từ góc độ này, ta thấy bản chất Grab là một hãng taxi. Bởi họ có sẵn đội ngũ tài xế, xe ôtô để vận chuyển khách hàng. Điều quan trọng là những tài xế chạy xe cho Grab không có quyền quyết định giá cước đối với khách hàng. Chính điều này mới chính là điểm cốt lõi thể hiện bản chất “hãng taxi” của Grab chứ không phải chỉ là một đơn vị trung gian như cách mà VCA đang khẳng định.

Nhìn từ góc độ của khách hàng, họ có nhu cầu di chuyển bằng ôtô dưới 9 chỗ, một cách truyền thống họ sẽ gọi taxi. Tuy nhiên, giờ đây họ có thể thỏa mãn nhu cầu này bằng cách mở app của Grab. Nói cách khác, khách hàng có nhu cầu cần được chở bằng ôtô có trả phí và Grab có khả năng đáp ứng nhu cầu của họ giống như một hãng taxi. Bất kể định danh của Quyết định số 24/QĐ-BGTVT như thế nào, trong mắt khách hàng, Grab là một hãng taxi cũng như các hãng taxi [truyền thống] khác đang tồn tại trên thị trường.

Cho nên, cần phải xác định chính xác thị trường liên quan trong trường hợp này sẽ là “thị trường cung cấp dịch vụ vận chuyển bằng ô tô dưới 9 chỗ có thu phí” . Chỉ khi đó, mới tính tiếp đến việc các hãng taxi có nằm trên thị trường liên quan với Grab hay không.

Có một sản phẩm bị bỏ qua trong vụ việc này: “xe ôm công nghệ”. Cả Grab và Uber trước thời điểm tiến hành giao dịch, cả hai đều có dịch vụ vận chuyển bằng xe máy có thu phí. Nói như vậy để thấy VCA lại mắc một sai lầm khi bỏ qua thị trường sản phẩm liên quan [thứ 2] là Dịch vụ vận chuyển bằng xe máy. Cách tiếp cận tương tự như đối với ô tô, đó là VCA phải xác định: liệu rằng các bác tài xế xe ôm có nằm trên cùng thị trường sản phẩm liên quan với Grab hay không?

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Bản chất của thương vụ Grab mua Uber tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1715200326 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1715200326 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10