Bán vốn Nhà nước hay bán doanh nghiệp?

Diendandoanhnghiep.vn Trong bối cảnh Chính phủ đang yêu cầu đẩy nhanh tiến độ thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, thì việc chưa phân định rõ thế nào là bán vốn hay bán doanh nghiệp đang khiến nhà nước thất thu.

Bởi vì, nếu là bán doanh nghiệp (bán quyền chi phối) những doanh nghiệp đang làm ăn hiệu quả thì giá sẽ cao hơn rất nhiều so với bán vốn thông thường tại doanh nghiệp.

Phương án tối ưu?

Đơn cử trường hợp thoái vốn tại Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) cuối năm 2017, thương vụ bán vốn Nhà nước tương đương với 53,59% vốn điều lệ tại Sabeco, thu về hơn 110.000 tỷ đồng, tương đương 4,8 tỷ USD. Đây là thương vụ thoái vốn Nhà nước được đánh giá là thành công nhất từ trước đến nay. Tại sao nhà đầu tư chấp nhận mua giá cao như vậy? Là bởi với tỷ lệ 53,59% cổ đông đã nắm quyền chi phối công ty.

p/Hơn 12 triệu cổ phần của Công ty cổ phần Dược phẩm Domesco (DMC)p/bị “ế” khi SCIC thoái vốn tháng 8/2019.

Hơn 12 triệu cổ phần của Công ty cổ phần Dược phẩm Domesco (DMC) bị “ế” khi SCIC thoái vốn tháng 8/2019.

Nhưng ở một góc độ khác, Công ty CP Dược Hậu Giang, doanh nghiệp đang làm ăn khá hiệu quả nhưng vẫn nằm trong diện khó thoái vốn. Bởi cổ đông Taisho (Nhật Bản) hiện sở hữu trên 51% cổ phần Dược Hậu Giang và đang nắm quyền điều hành, quản trị doanh nghiệp.

Hay trường hợp, Công ty CP Dược phẩm Domesco (DMC) còn bị “ế” khi SCIC thoái vốn. Tháng 8/2019, SCIC tổ chức phiên đấu giá trọn lô hơn 12 triệu cổ phần DMC, tương ứng 34,71% vốn điều lệ. Tuy nhiên, đến hết thời hạn đăng ký và đặt cọc không có nhà đầu tư nào đăng ký tham dự đấu giá. Lý do được giới đầu tư đánh giá thất bại của phiên đấu giá là Tập đoàn Abbott (Mỹ) đã sở hữu trên 51% vốn điều lệ và nắm quyền chi phối trong Domesco.

Ông Nguyễn Đức Chi - Chủ tịch Hội đồng Thành viên SCIC cho biết, điểm chung của các doanh nghiệp trên là dù hoạt động sản xuất kinh doanh tốt nhưng vốn điều lệ chi phối và quyền quản trị đều thuộc về các cổ đông nước ngoài.

Trong khi, Nghị định 32/2018 về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp quy định rất chặt chẽ, nên các cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước không thể vận dụng cơ chế giảm giá. Trong bối cảnh, Chính phủ yêu cầu đẩy nhanh tiến trình thoái vốn tại doanh nghiệp, những doanh nghiệp hiện Nhà nước là cổ đông thiểu số thì việc yêu cầu thu được lợi ích tối đa cho Nhà nước là rất khó.

Cảnh báo nhà đầu tư “đi đêm”, Nhà nước mất vốn

Việc chưa có quy định thế nào là bán vốn, thế nào là bán doanh nghiệp là cơ hội cho một số nhà đầu tư tìm kẽ hở “đi đêm” thâu tóm quyền chi phối doanh nghiệp với giá “hời”. Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa có công văn gửi HDI Global SE ((HDI) có địa chỉ đăng ký tại 30659 Hannover, Germany ghi rõ: tính đến thời điểm 31/01/2019, HDI sở hữu tổng cộng 126.297.216 cổ phiếu PVI, chiếm 54,65% tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết của Công ty cổ phần PVI, vi phạm tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại công ty đại chúng quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 60/2015. Điều đáng nói là thay vì mua cổ phần trực tiếp từ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) (nắm giữ 35%) thì HDI lại “đi đêm” với các đối tác khác để tăng tỷ lệ sở hữu.

gs

Với việc HDI sở hữu trực tiếp và gián tiếp tới 54,65% cổ phần PVI, đồng thời có 5/9 thành viên hội đồng quản trị hiện nay, HDI đang nắm quyền chi phối tại PVI.

Trước đó, từ năm 2018, người đại diện vốn tại PVI đã nhiều lần báo cáo lên PVN, để đảm bảo việc thoái vốn thành công, thì việc nắm quyền chỉ đạo của PVN thông qua người đại diện phần vốn tại PVI trong công tác quản trị doanh nghiệp tại Hội đồng quản trị là yếu tố sống còn. Tuy nhiên, với việc HDI sở hữu trực tiếp và gián tiếp tới 54,65% cổ phần PVI, đồng thời có 5/9 thành viên hội đồng quản trị hiện nay, HDI đang nắm quyền chi phối tại PVI. Hệ quả, lộ trình thoái hết 35% vốn PVN tại PVI dự báo là sẽ rất khó được giá cao.

Một số chuyên gia cho rằng, hiện nay vẫn có sự nhầm lẫn hoặc cố tình nhầm lẫn về khái niệm bán DNNN và bán vốn doanh nghiệp. Tại các DNNN đang cổ phần hoá thường xảy ra hai trường hợp. Thứ nhất, doanh nghiệp có vốn nhà nước chiếm trên 51% thì khi bán phần vốn đó phải được hiểu là bán doanh nghiệp. Thứ hai, trong trường hợp doanh nghiệp có vốn Nhà nước nhưng không có cổ đông nào chi phối (trên 51%) thì khi bán phần vốn nhà Nước nếu từ 35% trở lên cũng cần phải tính toán phương án bán vốn như bán doanh nghiệp.

Ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính):

Lũy kế giai đoạn từ năm 2016 đến tháng 8/2020, đã có 177 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa. Tuy nhiên, trong 177 doanh nghiệp đã cổ phần hóa chỉ có 37/128 doanh nghiệp cổ phần hóa theo kế hoạch (đạt 28%). Một trong các nguyên nhân chậm tiến độ do nhiều quy định mới về cổ phần hóa, thoái vốn theo hướng ngày càng chặt chẽ, công khai, minh bạch, bảo đảm tối đa lợi ích của Nhà nước.

Ông Nguyễn Chí Thành, Tổng giám đốc Tcty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC):

Việc thoái vốn nhà nước còn lại theo kế hoạch giai đoạn 2017-2020 không hề đơn giản, vì còn nhiều vướng mắc trong các quy định hiện hành, đặc biệt là tại Nghị định 32/2018 và Nghị định 126/2017. Thực tế cho thấy, thoái vốn nhà nước tại những đơn vị mà tỷ lệ vốn nhà nước rất thấp, chỉ chiếm 10-20%, hoặc tại những đơn vị mà vốn nhà nước có rất ít, chỉ 10-20 tỷ đồng rất khó.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Bán vốn Nhà nước hay bán doanh nghiệp? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714709480 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714709480 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10