Bất ngờ đi lùi trong kinh doanh quý IV, Vinare hao hụt lãi

Diendandoanhnghiep.vn Lợi nhuận từ hoạt động tài chính giảm, cùng với chi phí quản lý doanh nghiệp tăng, là những nguyên nhân khiến lợi nhuận ròng của Vinare (VNR) đi lùi trong quý IV/2021.

>>>Dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi còn nhiều chồng chéo

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2021 vừa công bố của Tổng công ty CP Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (HNX: VNR), doanh thu thuần kinh doanh bảo hiểm của VNR đạt gần 412 tỷ đồng, chỉ tăng 1% so với cùng kỳ năm 2020, chủ yếu do được hoàn nhập dự phòng phí nhận tái bảo hiểm gần 43 tỷ đồng.

Lợi nhuận từ hoạt động tài chính giảm, cùng với chi phí quản lý doanh nghiệp tăng, là những nguyên nhân khiến lợi nhuận ròng của VNR đi lùi trong quý IV/2021.

Lợi nhuận từ hoạt động tài chính giảm, cùng với chi phí quản lý doanh nghiệp tăng, là những nguyên nhân khiến lợi nhuận ròng của VNR đi lùi trong quý IV/2021.

Tuy nhiên, do có lợi nhuận gộp gấp 2,3 lần cùng kỳ, lên gần 20 tỷ đồng, do chi phí bồi thường bảo hiểm giảm 12% và dự phòng giảm 14% khiến chi phí kinh doanh bảo hiểm của VNR giảm mạnh hơn doanh thu (giảm 2%).

Mặc dù lợi nhuận kinh doanh bảo hiểm tăng mạnh nhưng lợi nhuận ròng của VNR vẫn giảm 7% so cùng kỳ, còn hơn 71 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động tài chính có lợi nhuận giảm 11%, còn gần 83 tỷ đồng cộng thêm chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 7%, lên gần 20 tỷ đồng.

Lũy kế cả năm 2021, VNR đạt gần 347 tỷ đồng lãi ròng, tăng 11% so cùng kỳ, nhờ lợi nhuận kinh doanh bảo hiểm và tài chính lần lượt tăng 39% và 6%.

Năm 2021, VNR đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 377 tỷ đồng, tăng 6% so với thực hiện năm 2020. Như vậy, Công ty đã vượt 12% mục tiêu lợi nhuận cả năm.

Tại thời điểm cuối năm 2021, tổng tài sản của VNR tăng 3% so với đầu năm, lên gần 7.159 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là các khoản đầu tư tài chính - bao gồm đầu tư tài chính ngắn hạn gần 2.556 tỷ đồng, tăng 24%; trong khi đầu tư tài chính dài hạn giảm 16%, còn 1.676 tỷ đồng. Tài sản tái bảo hiểm tăng 11%, lên gần 1.618 tỷ đồng.

Nợ phải trả của VNR phần lớn đều là nợ ngắn hạn, chủ yếu là khoản dự phòng phí bảo hiểm gốc, bồi thường bảo hiểm gốc và nhận tái bảo hiểm hơn 3.137 tỷ đồng, tăng 4% so với đầu năm.

Theo số liệu từ Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, năm 2021, tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường ước đạt 217.338 tỷ đồng, tăng trưởng 16.71% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 57.880 tỷ đồng, tăng 3.98% so với cùng kỳ 2020; doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ ước đạt 159.458 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2020; doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 57.880 tỷ đồng, tăng trưởng 3.98 % so với cùng kỳ 2020.

>>>Hết thời ngân hàng yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm, bán "bia kèm lạc"?

Lịch sử giao dịch cổ phiếu VNR trên sàn HNX.

Lịch sử giao dịch cổ phiếu VNR trên sàn HNX.

Về số lượng hợp đồng khai thác mới 12 tháng năm 2021 đạt 3.554.018 hợp đồng (sản phẩm chính), tăng 14,25% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó: Sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư chiếm tỷ trọng 56,67% tăng 1,95% so với cùng kỳ năm ngoái (trong đó, sản phẩm bảo hiểm liên kết chung chiếm tỷ trọng 43,3% giảm 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị chiếm tỷ trọng 13,4% tăng 133% so với cùng kỳ năm ngoái; Sản phẩm bảo hiểm tử kỳ chiếm tỷ trọng 29,8% tăng 37,2% so với cùng kỳ năm ngoái; Sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp chiếm tỷ trọng 2,7% giảm 58% so với cùng kỳ năm ngoái; Các sản phẩm bảo hiểm còn lại chiếm tỷ trọng 10,88%, tăng 186% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó, sản phẩm bảo hiểm trọn đời chiếm tỷ trọng 0,4%, sản phẩm bảo hiểm hưu trí chiếm tỷ trọng 0,05%, sản phẩm bảo hiểm sức khỏe chiếm tỷ trọng 10,4%. 

Trong báo cáo triển vọng ngành bảo hiểm mới đây, SSI cũng cho rằng, mặc dù tăng trưởng doanh thu chậm lại, nhưng lợi nhuận vẫn mạnh mẽ nhờ lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm cải thiện. Lợi nhuận các công ty bảo hiểm niêm yết trên sàn chứng khoán tăng 25,9% so với cùng kỳ, do lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm cải thiện đáng kể. Tỷ lệ bồi thường và tỷ lệ kết hợp trong 2021 đều ở mức thấp chưa từng có do không có/ hoãn yêu cầu bồi thường trong giai đoạn giãn cách xã hội.

Do đó, SSI nhận định, tăng trưởng doanh thu phí hồi phục với kịch bản cơ sở là việc mở cửa nền kinh tế sẽ diễn ra mạnh mẽ trong nửa cuối năm 2022, SSI kỳ vọng các hoạt động bán hàng cũng sẽ hồi phục tốt trong năm. Doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ ước tính tăng 22-24% so với cùng kỳ năm trước, trong khi mảng phi nhân thọ đạt 8%-10%. Tổng doanh thu phí bảo hiểm dự báo đạt 256 nghìn tỷ đồng, tăng 18-20% so với cùng kỳ.

Ngoài động lực chính đến từ nhu cầu được phục hồi, SSI cho rằng, tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm có thể đến từ các yếu tố mới như Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử (E-insurance) cũng sẽ dần được hợp pháp hoá cho các sản phẩm bảo hiểm khác khác (bảo hiểm sức khỏe, tài sản thiệt hại, hàng hóa). Do đó, bán hàng qua kênh trực tuyến cũng sẽ dần được đẩy nhanh. Bên cạnh đó, sự hợp tác với các công ty insurtech để tăng cường đổi mới cải tiến trong việc phân tích big data cũng sẽ giúp các công ty bảo hiểm đa dạng hóa sản phẩm và kênh phân phối trong tương lai.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Bất ngờ đi lùi trong kinh doanh quý IV, Vinare hao hụt lãi tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714209400 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714209400 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10