Bờ biển, bờ sông “tư túi” đến bao giờ?

Diendandoanhnghiep.vn Chuyện gì sẽ đến nếu một khi lối xuống biển không còn và những đoàn người chen chúc nhau lối đi chỉ bằng con hẻm?

Những bải biển xanh rờn ở quê tôi ngày càng trở nên lạ lẫm, cảm giác với biển không còn thân thiện như trước khi có những dự án cắm bảng vẽ bản đồ khoanh vùng. Từ khu nghỉ dưỡng vài sao đến hàng quán sạp tre nứa bán đồ ăn nhậu mọc lên ven bờ.

Xuống biển không còn cách nào khác phải lom khom luồn qua dãy quán sá chi chít, ở đó có muôn vàn dịch vụ giăng sẵn, buôn thúng bán bưng đeo bám tận mép nước.

Dường như bãi biển đã “công cộng hóa” nhưng thật ra giới kinh doanh mới được lợi, người dân vô tình bị hạn chế quyền với biển. Họ mặc nhiên chấp nhận sự hạn chế ấy!

Ở nơi kinh doanh chưa trở thành thói quen, khái niệm “xâm phạm” và sở hữu “công - tư” chưa ai nhắc đến thì những hàng quán chắn lối xuống biển chưa phát thành bức bối.

Những đô thị ven biển như Đà Nẵng, Nha Trang, nơi mỗi buổi chiều hàng ngàn người dân ùn ùn kéo ra biển thư giãn sau một ngày vật lộn với công việc. Tôi hiểu chuyện gì sẽ đến nếu một khi lối xuống biển không còn và những đoàn người chen chúc nhau lối đi chỉ bằng con hẻm!

Đến khi nào lối xuống biển không còn bị lấn chiếm

Đến khi nào lối xuống biển không còn bị lấn chiếm

Cách đây chừng chục năm người cả nghĩ nhất cũng không bao giờ dám mường tượng đến một lúc nào đó lối xuống biển, bờ sông kinh động đến nghị trường Quốc hội. Những người bút phê dự án trong nháy mắt có biết rằng để đòi lại công sản là một quá trình đổi bằng máu và nước mắt.

 Những người có trách nhiệm đang giành lại những thứ mà đáng ra nó nghiễm nhiên thuộc về người dân. Từ bao lâu rồi “dự án” trở thành mối tơ vò nhập nhằng quyền lợi công - tư, cũng chẳng biết khi nào “dự án” mới thật sự tốt đẹp trong con mắt dư luận.

Những dự án mang…dân bỏ chợ đã được chỉ mặt đặt tên, duy chỉ có chủ nhân những chữ ký phê duyệt vẫn ở đâu đó ngoài điểm “nóng”. Mất lối xuống biển không những mất đi ánh mắt thân thiện của người dân mà còn mất cả cán bộ.

Đà Nẵng là một điển hình, công cuộc đòi lại lối xuống biển cũng vất vả không kém tạo lập sinh kế cho địa phương. Rõ ràng không thể dùng quyền lực nhà nước để ép doanh nghiệp nhượng lại đất đã được cấp, còn người dân họ chỉ mong cầu một lối đi.

Nói đi nói lại vẫn là trách nhiệm của địa phương, trách nhiệm của những người cầm bút ký vào quyết định. Chúng ta nói nhiều đến tính minh bạch nhưng không rõ nhân dân có được tham vấn trước khi quy hoạch dự án.

Nếu đã tham vấn và người dân đã đồng tình, không có lý do gì để đòi lại đất. Nếu người dân chưa hay biết, đó quả là sai phạm nghiêm trọng! Đòi đất ở đâu? Trước hết không phải ở doanh nghiệp mà chính nơi những người có thẩm quyền cho hay không cho nhà đầu tư đặt dự án.

Một khái niệm bị đánh tráo vì chính những người cấp phép mới là gốc gác của vấn đề, còn doanh nghiệp dù có ba đầu sáu tay cũng không gan to tới mức “tư túi” cả bờ sông bờ biển. Mà nếu để doanh nghiệp lấn chiếm trái phép thì một lần nữa trách nhiệm lại đặt trước cửa cơ quan công quyền.

Đất công biến thành tư và vẫn một bên là cơ quan chức năng và một bên là doanh nghiệp, liệu người dân có bị xem ngoài cuộc? Chắc rằng, nếu để “dân biết, dân bàn, dân kiểm tra” thì những chuyện vụn vặt địa phương không vượt đường sá xa xôi ra tận Quốc hội.

Nhiều dự án ven biển người dân chỉ biết đên khi xảy ra sự cố, đó cũng là sự lãng phí lớn. Phải chăng người ta không có niềm tin vào năng lực trình độ của dân chúng? Hay ít ra người dân cũng là chủ thể của mọi sự phát triển.

Có hay không “lợi ích nhóm”,  “móc ngoặc” luôn đeo bám các dự án kinh tế béo bở? Hoài nghi vẫn chỉ là hoài nghi bởi những cá nhân phải chịu trách nhiệm trước luật pháp còn quá ít so với sự bức xúc của dân chúng.

Quốc hội là cơ quan hoạch định chính sách, lập pháp và giám sát, mỗi phút họp tốn kém không ít, nên mong rằng những chuyện thuộc về thẩm quyền địa phương không “mang tơi đội nón” làm mất thời gian vàng bạc.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Bờ biển, bờ sông “tư túi” đến bao giờ? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714374035 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714374035 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10