Bộ Tư pháp đề nghị bỏ quy định xe công nghệ gắn “mào”

Diendandoanhnghiep.vn Bộ Tư pháp khẳng định một số quy định trong dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 86 về điều kiện kinh doanh vận tải ô tô không có cơ sở khoa học, tạo cơ chế xin – cho…

Bộ Tư pháp vừa gửi Bộ Giao thông Vận tải văn bản góp ý dự thảo Nghị định quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ôtô sau khi thẩm định. Cơ quan này đã đề nghị Bộ Giao thông nghiên cứu, chỉnh sửa 7 nội dung trong dự thảo lần thứ 8.

Trong đó, Bộ Tư pháp đề nghị, bỏ quy định xe có sức chứa dưới 9 chỗ sử dụng hợp đồng điện tử (như Grab, Fastgo...) phải gắn bảng điện tử với chữ "Xe hợp đồng" cố định trên nóc xe. Bộ Tư pháp cho rằng, quy định này là không cần thiết vì dự thảo đã quy định tất cả loại xe hợp đồng đều phải có phù hiệu "Xe hợp đồng".
Về khái niệm kinh doanh vận tải bằng ôtô, Bộ Tư pháp yêu cầu cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu lại quy định này. Hiện tại, theo dự thảo nghị định mới nhất, kinh doanh vận tải bằng ôtô là việc thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải (trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải) để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi.

Bộ Tư pháp cho biết, theo quy định trên thì bất kỳ đơn vị nào thực hiện một công đoạn trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc công đoạn quyết định giá cước vận tải đều bị coi là kinh doanh vận tải bằng ôtô.

Bộ Tư pháp cho rằng, việc quy định như dự thảo Nghị định còn mang nặng tính chất áp đặt hành chính, tạo gánh nặng cho việc giám sát, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước.

Bộ Tư pháp cho rằng, việc quy định như dự thảo Nghị định còn mang nặng tính chất áp đặt hành chính, tạo gánh nặng cho việc giám sát, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước.

Trong khi đó, nghị định chưa làm rõ thế nào là trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe, thế nào là quyết định giá cước vận tải. Điều này sẽ dễ dẫn đến áp dụng không thống nhất.

Do đó, Bộ đề nghị, chỉ coi là kinh doanh vận tải bằng ôtô trong trường hợp thực hiện trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe đồng thời quyết định giá cước vận tải. Đồng thời, Bộ Giao thông cần nghiên cứu làm rõ thêm bản chất của các loại hình vận tải ứng dụng phần mềm như Grab, Uber... để có quy định quản lý cho phù hợp, bảo đảm nguyên tắc cạnh tranh công khai, công bằng, minh bạch.

Bên cạnh đó, Bộ Tư pháp cũng yêu cầu đơn vị soạn thảo nghị định xem lại các quy định về địa điểm, tần suất đón trả khách của xe hợp đồng, về cơ chế đăng ký để cấp phù hiệu cho từng xe tham gia kinh doanh vận tải, về việc doanh nghiệp phải thông báo thông tin hành trình, thời gian thực hiện đến Sở Giao thông vận tải trước nơi cấp giấy phép kinh doanh trước thực hiện vận chuyển...

Mới đây, Công ty TNHH Grab cũng đề xuất bỏ quy định không cần thiết này. Doanh nghiệp giải thích, để nhận diện xe cho cơ quan chức năng, tất cả phương tiện đều đã được niêm yết phù hiệu "Xe taxi" hoặc "Xe hợp đồng" trên kính trước của xe như quy định pháp luật. Để hành khách nhận diện xe, thông tin xe, tài xế... đã được cung cấp qua ứng dụng và loại hình này không bắt khách bằng hình thức vẫy như taxi truyền thống. Bên cạnh đó, Grab cũng cho rằng, quy định mới có thể tăng chi phí cho đơn vị kinh doanh vận tải.

Trong văn bản góp ý dự thảo sửa đổi Nghị định 86 mới đây, VCCI đề nghị bỏ quy định lắp hộp đèn đối với xe hợp đồng điện tử dưới 9 chỗ ngồi. Theo VCCI, quy định này không nhằm mục đích quản lý nào (nếu quản lý loại hình kinh doanh thì đã có phù hiệu). Đồng thời, không phục vụ mục đích nhận diện khách hàng, bởi xe hợp đồng không giống xe taxi, khách hàng không cần nhận biết ở trên đường.

“Trong khi đó quy định này lại gây tốn kém chi phí không cần thiết cho người kinh doanh (chi phí làm hộp đèn), đồng thời hạn chế đáng kể thị trường kinh doanh. Ví dụ, các xe hợp đồng dưới 9 chỗ sử dụng trong đám cưới, đám ma…”, VCCI nhấn mạnh.

Trước đó, Văn phòng Chính phủ gửi phiếu lấy ý kiến các thành viên Chính phủ về hai phương án (phương án 1 coi xe công nghệ là xe hợp đồng, phương án 2 coi xe công nghệ là taxi). Trong số 26 thành viên có ý kiến, có tám thành viên chọn phương án xe công nghệ là taxi, 15 thành viên chọn phương án là xe hợp đồng, ba thành viên không chọn phương án nào. Như vậy, đa phần thành viên Chính phủ chọn loại hình Grab là xe hợp đồng. Tuy nhiên, Bộ GTVT vẫn chọn xe công nghệ là taxi.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Bộ Tư pháp đề nghị bỏ quy định xe công nghệ gắn “mào” tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714232962 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714232962 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10