Cần có cơ chế giám sát, kiểm tra để tránh xé lẻ ra nhiều dự án

Diendandoanhnghiep.vn Quốc hội trao “thượng phương bảo kiếm” cho địa phương chuyển đổi đất rừng mà không giám sát, kiểm tra cụ thể thì sẽ ảnh hưởng đến chiến lược bảo vệ rừng.

ĐBQH Tạ Văn Hạ, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội phát biểu tại phiên thảo luận trực tuyến về dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hải Phòng và các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa và Thừa Thiên Huế, ngày 27/10.

ĐBQH Tạ Văn Hạ, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội.

ĐBQH Tạ Văn Hạ, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội.

Do đó, ĐBQH Tạ Văn Hạ đề nghị trao quyền cần gắn với tiêu chí, mục tiêu và trách nhiệm để sau này đánh giá, tổng kết.

Đồng quan điểm, ĐBQH Phạm Văn Hoà (Đồng Tháp) cũng cho rằng cân nhắc thận trọng, nên giảm quy mô vì nếu cho phép chuyển đổi đất rừng, đất lúa quá lớn sẽ tác động đến môi trường, an ninh lương thực.

Hơn nữa, cần có cơ chế giám sát, kiểm tra để tránh xé lẻ ra nhiều dự án nhằm đảm bảo diện tích cho phép để không cần thông qua trình Thủ tướng, UBTVQH xem xét quyết định”, ĐBQH Phạm Văn Hoà nói.

Vẫn liên quan đến chính sách quản lý đất đai, ĐBQH Nguyễn Quốc Luận (Yên Bái) cho biết, việc cho phép địa phương này chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ đầu nguồn, đất lúa 2 vụ trở lên với quy mô lớn hơn thể hiện sự phân cấp mạnh, là điều kiện tốt cho địa phương tạo quy đất lớn thực hiện các dự án.

ĐBQH Phạm Văn Hoà (Đồng Tháp).

ĐBQH Phạm Văn Hoà (Đồng Tháp).

Tuy nhiên, ĐBQH Nguyễn Quốc Luận băn khoăn về tác động đến sự cạnh tranh bình đẳng vì giữa các địa phương vẫn có những nơi đang gặp “nút thắt” này trong thu hút đầu tư. Do đó, ĐBQH Nguyễn Quốc Luận đề nghị cần giải trình làm rõ tác động của chính sách để Quốc hội cân nhắc kỹ lưỡng trước khi thông qua.

Còn theo ĐBQH Hoàng Văn Hữu (Bắc Kạn), để thực hiện việc phân cấp, phân quyền, tạo chủ động cho địa phương trong quá trình triển khai chuyển mục đích sử dụng đất, Chính phủ đã kiến nghị giao Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa xem xét, quyết định việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng và đất rừng phòng hộ đầu nguồn với quy mô dưới 50ha, đất trồng lúa 2 vụ trở lên với quy mô dưới 50ha.

Đây là giải pháp tạo điều kiện cho chính quyền địa phương chủ động và phản ứng nhanh với những yêu cầu cấp bách về nguồn lực đất đai, từ đó tạo môi trường thông thoáng cho địa phương để thu hút các dự án đầu tư động lực trên địa bàn các tỉnh. 

ĐBQH Nguyễn Quốc Luận (Yên Bái).

ĐBQH Nguyễn Quốc Luận (Yên Bái).

Do đó, ĐBQH Hoàng Văn Hữu đề nghị Chính phủ tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện trong thời gian tới tiến hành rà soát tổng thể chung cả nước, đề xuất Quốc hội xem xét tăng thẩm quyền đối với Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh để thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ nhằm tạo điều kiện cho các địa phương.

Đồng thời, ĐBQH Hoàng Văn Hữu cũng kiến nghị Quốc hội sớm nghiên cứu, điều chỉnh sửa Luật Đất đai, vì tác động của chính sách này đối với sự phát triển của các tỉnh rất rõ ràng.

ĐBQH Hoàng Văn Hữu (Bắc Kạn).

ĐBQH Hoàng Văn Hữu (Bắc Kạn).

“Nếu cơ chế này được phân cấp đến các tỉnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các tỉnh liên quan rất tốt trong phục vụ phát triển kinh tế - xã hội”, ĐBQH Hoàng Văn Hữu nói.

Thảo luận về nội dung này, ĐBQH Trần Quang Minh (Quảng Bình) cho rằng, trên cơ sở đồ án quy hoạch của thành phố Hải Phòng, tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sẽ quyết định phân cấp cho UBND các tỉnh, thành phố này thực hiện phê duyệt, điều chỉnh cục bộ là hợp lý với điều kiện không ảnh hưởng đến mục tiêu chung của tổng thể quy hoạch.

ĐBQH Trần Quang Minh (Quảng Bình).

ĐBQH Trần Quang Minh (Quảng Bình).

“Nếu được tổ chức triển khai thực hiện và có hiệu quả, đề nghị áp dụng rộng trên địa bàn của cả nước để đẩy nhanh hơn nữa các trình tự, thủ tục liên quan đến điều chỉnh quy hoạch, đặc biệt là quy hoạch cục bộ ở từng địa phương”, ĐBQH Trần Quang Minh bày tỏ.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cần có cơ chế giám sát, kiểm tra để tránh xé lẻ ra nhiều dự án tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714548974 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714548974 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10