Canada điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp ghế bọc đệm Việt Nam

Diendandoanhnghiep.vn Cục Phòng vệ thương mại, Cơ quan Biên phòng Canada đã chính thức khởi xướng vụ việc điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với ghế bọc đệm từ Trung Quốc và Việt Nam.

Hàng hóa bị điều tra trong vụ việc này là các loại ghế bọc đệm dùng trong sinh hoạt có mã HS 9401.40; 9401.61 và 9401.71.

Sản phẩm ghế bọc đệm dùng trong sinh hoạt có mã HS 9401.40; 9401.61 và 9401.71 từ Việt Nam vừa bị Cơ quan Biên phòng Canada khởi xướng điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp.

Sản phẩm ghế bọc đệm dùng trong sinh hoạt có mã HS 9401.40; 9401.61 và 9401.71 từ Việt Nam vừa bị Cơ quan Biên phòng Canada khởi xướng điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp.

Thời kỳ điều tra (POI) trong vụ việc được CBSA xác định từ ngày 1/6/2019 đến 30/11/2020. Đây là thời kỳ CBSA thu thập thông tin để đưa ra các kết luận trong vụ việc.

Cùng với việc khởi xướng, theo quy định tại Đạo luật về các biện pháp nhập khẩu đặc biệt (SIMA), CBSA đã ban hành hai Bản câu hỏi điều tra về trợ cấp và tình hình thị trường đặc biệt dành cho Chính phủ Việt Nam.

CBSA sẽ tiến hành điều tra sơ bộ và dự kiến ban hành Kết luận sơ bộ trong vòng 90 ngày kể từ ngày ban hành Thông báo khởi xướng (dự kiến ngày 21/3/2021).

Hiện tại, CBSA đã ban hành bản câu hỏi và yêu cầu Chính phủ Việt Nam cũng như các doanh nghiệp cần trả lời bản câu hỏi và gửi về CBSA trước ngày 27/1/2021 bằng hình thức thư điện tử.

Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu Việt Nam cần hợp tác đầy đủ, toàn diện với CBSA trong suốt quá trình vụ việc diễn ra, bao gồm cả việc điều tra tại chỗ để xác minh các nội dung trong Bản trả lời câu hỏi.

Đáng chú ý, theo báo cáo mới nhất của Cục Phòng vệ Thương mại, Bộ Công Thương, chỉ 9 tháng của năm 2020, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã bị điều tra 32 vụ việc phòng vệ thương mại, tăng gấp đôi so với cả năm 2019. Như vậy, tính đến hết tháng 9/2020, Việt Nam đã ghi nhận gần 200 vụ việc phòng vệ thương mại với kim ngạch bị ảnh hưởng lên đến 12 tỷ USD.

Phòng vệ thương mại đang tác động tới khoảng 1.500 tỷ USD kim ngạch thương mại toàn cầu. Tuy nhiên, đối với Việt Nam, các công cụ về phòng vệ thương mại là nội dung tương đối mới với các doanh nghiệp. Thực tế, nhiều doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ, thậm chí “thờ ơ” về các công cụ và biện pháp phòng vệ thương mại. Vì vậy, cùng với quá trình hội nhập ngày càng sâu, rộng, thì các vụ việc phòng vệ thương mại với hàng xuất khẩu của Việt Nam cũng tăng cả về số lượng và quy mô.

Đa số hàng hóa bị điều tra phòng vệ thương mại là những mặt hàng Việt Nam có lợi thế sản xuất như nhôm, thép, sợi, thủy sản (tôm, cá), gỗ dán, vật liệu xây dựng, hóa chất,... Ngoài các thị trường thường xuyên điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam như Hoa Kỳ, Ấn Độ, Liên minh châu Âu (EU), Thổ Nhĩ Kỳ, Canada và Australia, gần đây các nước ASEAN cũng rất tích cực điều tra phòng vệ thương mại.

Việt Nam hiện là một trong những lựa chọn của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi quyết định dịch chuyển sản xuất lúc hiệu lực của các hiệp định thương mại thế hệ mới bước vào giai đoạn thực thi. Trong đó, EVFTA hay Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là ví dụ.

Tuy nhiên, sau khi tiếp nhận năng lực sản xuất mới, xuất khẩu tăng nhanh đã khiến Việt Nam dễ bị theo dõi, bổ sung điều tra, các sản phẩm bị kiện ngày càng mở rộng ở nhiều ngành hàng. Và mục tiêu khởi kiện từ các nước dần được ngầm hiểu như một cách "dằn mặt" gián tiếp với các quốc gia đã bị áp thuế cao trước đó, hoặc đơn giản hơn là tăng bảo hộ sản xuất, giữ việc làm ở nước mình.

Bình luận vấn đề này, PGS. TS Đinh Trọng Thịnh, Học viện Tài chính cho rằng ngoài yếu tố thỏa mãn tiêu chuẩn, yêu cầu của nước bạn, hàng hóa Việt Nam phải xử lý triệt để được vấn đề bị "đội lốt" trong quá trình xuất khẩu.

Nhiều thị trường lớn, như thị trường Châu Âu, hay EU đang nghi ngờ hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam bị đội lốt của bên thứ ba, nhằm hưởng lợi từ các chính sách ưu đãi đã được ký kết cho Việt Nam.

Thời gian gần đây, Chính phủ liên tục đưa ra cảnh báo về vấn nạn hàng đội lốt. Cạnh đó, lực lượng chức năng có nhiều hoạt động kiểm tra, kiểm soát để hàng hóa của nước ta mang đúng nghĩa “Made in Vietnam”, tuy nhiên vẫn có những doanh nghiệp liên doanh, liên kết hoặc vì lợi ích cá nhân mà chấp thuận cho hàng hóa nước ngoài đội lốt hàng Việt Nam để xuất khẩu.

“Hậu quả của việc này vô cùng lớn, không chỉ thiệt hại về tiền bạc, mà còn ảnh hưởng đến uy tín, danh dự quốc gia”, ông Thịnh nhấn mạnh.

Ông Thịnh cho hay, một trong những yếu tố dẫn đến sự nghi ngờ của thị trường đối tác đối với hàng hóa Việt Nam là nền kinh tế nước ta chủ yếu là gia công, hoàn thiện và phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài. Đặc biệt là nhóm hàng hóa thường xuyên bị đối tác kiểm tra trước đó như thép, gỗ, vật liệu xây dựng.

Trong đó, thị trường nhập khẩu nguyên liệu chủ yếu của Việt Nam là Trung Quốc, cá biệt có những ngành sản xuất đều nhập khẩu từ quốc gia này, cho dù Chính phủ đã có những phương án để hạn chế nhẩu khẩu và mở rộng vùng sản xuất nguyên liệu trong nước. Dẫu vậy, đây là định hướng về đường dài, khó có thể tạo ra nguyên liệu trong thời gian ngắn được...

“Việt Nam sẽ tiếp tục phải đối diện với câu chuyện tổn thất do liên quan đến phòng vệ thương mại nếu không có chế tài mạnh, đủ sức răn đe dành cho trường hợp bất chấp vì lợi ích, lợi nhuận mà làm tổn hại đến danh dự quốc gia. Đơn cử như việc lực lượng hải quan trong quá trình kiểm tra đã nhiều lần phát hiện ra các container chở hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc nhưng dán sẵn mác 'Made in Vietnam' để đưa đi xuất khẩu nước ngoài”, ông Thịnh nói.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Canada điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp ghế bọc đệm Việt Nam tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714496009 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714496009 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10