Chiến lược thích ứng phục hồi chậm

Diendandoanhnghiep.vn Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa điều chỉnh hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2023 từ 6,5% xuống còn 5,8%, và từ 6,8% xuống còn 6,2% trong năm 2024.

Lạm phát

Lạm phát được dự báo sẽ chậm lại nhưng tăng trưởng GDP của Việt Nam cũng dự báo thấp. Ảnh minh họa

>> Kinh tế Việt Nam nửa cuối năm 2023: Nhiều tín hiệu tích cực!

Nguyên nhân được ADB đưa ra là nhu cầu bên ngoài yếu tiếp tục gây áp lực lên sản xuất công nghiệp và chế biến chế tạo, trong khi các điều kiện trong nước dự kiến sẽ được cải thiện. Lạm phát được dự báo sẽ chậm lại ở mức 4% trong năm 2023 và 2024.

Có các “từ khóa” trong nhận định của ADB với bức tranh của bối cảnh vĩ mô nửa cuối 2023 và 2024 tạm thời được phác thảo theo hướng 1 tiêu cực, 2 tích cực.

Nhưng vì sao tăng trưởng của Việt Nam vẫn dự báo thấp?

Qua dự báo, chúng ta thấy Việt Nam có độ mở lớn, tăng trưởng phụ thuộc không ít vào sản xuất công nghiệp và chế biến chế tạo phục vụ cho thị trường bên ngoài. Bên cạnh đó, độ mở của nền kinh tế khá cao và tăng lên tương đối nhanh trong những năm qua, còn thể hiện đầu tư nước ngoài và FDI đang trở thành một bộ phận quan trọng của nền kinh tế về nhiều mặt.

Theo đó, các chính sách điều hành kinh tế đang và sẽ hướng đến kích thích phục hồi xuất nhập khẩu (phụ thuộc sự phục hồi của bên ngoài, không do sự kích cầu từ Việt Nam ngoài yếu tố hỗ trợ chi phí, cạnh tranh giá, tăng chất lượng sản phẩm…), đồng thời phải đảm bảo ổn định tiền tệ, ngoại hối, đảm bảo giữ lạm phát thấp dưới mục tiêu.

Rất may là lạm phát của Việt Nam đang thấp, và NHNN sẽ tiếp tục điều hành chủ động, linh hoạt các công cụ chính sách.

Dù vậy, việc bị hạ dự báo tăng trưởng theo đánh giá, vẫn là lời nhắc nhở để Việt Nam nên xem lại các vấn đề tổng thể, xây dựng một chiến lược sẵn sàng để thích ứng với giai đoạn phục hồi chậm từ bên ngoài. Từ đó, vẫn vượt qua áp lực, đạt mục tiêu tăng trưởng cao.

Bên cạnh nâng cao chất lượng theo độ mở chung, điều tiên quyết là rất cần những chính sách hỗ trợ khu vực kinh tế trong nước có điều kiện phục hồi, không để mất thời cơ củng cố nội lực, tận dụng tốt hơn 2 yếu tố tích cực còn lại của vĩ mô Việt Nam.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chiến lược thích ứng phục hồi chậm tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714491576 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714491576 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10