Bộ Xây dựng "xử lý" ra sao với các doanh nghiệp thua lỗ?

Diendandoanhnghiep.vn Vừa qua, báo chí có phản ánh về tiến trình thực hiện cổ phần hoá nhiều tập đoàn, tổng công ty của Bộ Xây dựng được đẩy nhanh nhưng kết quả không đạt kỳ vọng.

Hàng loạt doanh nghiệp "con cưng" của Bộ Xây dựng sau cổ phần hoá rơi vào cảnh làm ăn bết bát.
Một thời là

Một thời là "con cưng" của Bộ Xây dựng nhưng hầu hết các doanh nghiệp sau CPH đều làm ăn "bết bát"

Tổng công ty Sông Đà một thời là “con cưng” thuộc Bộ Xây dựng, dù đã CPH nhiều năm nay nhưng tỷ lệ sở hữu nhà nước vẫn lên tới 99,7% vốn điều lệ. Tổng công ty Sông Đà đang trong tình trạng khó khăn về tài chính, không có khả năng trả nợ gốc, lãi vay. Trước đó, Bộ Xây dựng từng có văn bản đề nghị Bộ Tài chính hỗ trợ doanh nghiệp này trong trả nợ vay tại Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) khoảng 114,8 triệu USD.

Mới đây, để giải cứu Tổng công ty Sông Đà khỏi tình trạng khó khăn, Bộ Xây dựng đề xuất Thủ tướng cho chỉ định doanh nghiệp này thi công một số dự án trên tuyến cao tốc Bắc Nam để tạo việc làm cho công nhân viên của Tổng công ty.

Tương tự, Tổng CTCP Sông Hồng cũng một thời “đình đám” trong ngành xây dựng với nhiều dự án lớn. Năm 2010, Bộ Xây dựng CPH, bán vốn nhà nước tại Tổng công ty Sông Hồng, thu về 61,5 tỷ đồng, phần vốn nhà nước còn lại chiếm 49% vốn điều lệ.

Tuy nhiên, sau CPH, Tổng CTCP Sông Hồng gần như không triển khai thêm dự án đầu tư nào và cũng không có hợp đồng thi công xây lắp mới. Doanh nghiệp cho biết, các công trình, công việc chuyển tiếp từ năm trước sang rất ít do nợ nhóm 5 tại ngân hàng nên không đủ điều kiện về năng lực để tham gia các gói thầu. Thậm chí, kết thúc năm 2019, Sông Hồng ghi nhận lỗ 66,7 tỷ đồng, nâng tổng số lỗ lũy kế lên 958 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu tại thời điểm cuối năm 2019 âm tới 651 tỷ đồng.

Ts. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính – ngân hàng cho rằng, những doanh nghiệp nhà nước CPH làm ăn không hiệu quả do bộ máy làm việc cồng kềnh, chi phí lao động cao, quyết định kinh doanh không phù hợp dẫn đến chi phí cao, doanh thu thấp.

Ts. Hiếu nhấn mạnh, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng, các chi phí lao động, nguyên vật liệu cao, trong khi sản phẩm bán ra không phù hợp với thị trường, bán giá rẻ nên doanh thu thấp.

Nhận định về khả năng kinh doanh của các doanh nghiệp CPH có vốn nhà nước, Ts. Hiếu cho rằng, hiện nay vấn đề dịch bệnh chưa thể qua, mặc dù Việt Nam kiểm soát tốt, nhưng thế giới vẫn nghiêm trọng. Nền kinh tế Việt Nam dựa vào xuất khẩu, giao thương quốc tế nên cũng sẽ bị tác động không nhỏ. Do đó, trong bối cảnh cảnh chung, thị trường bất động sản cũng chưa thể hồi phục được.

“Như vậy, các doanh nghiệp nhà nước sau CPH sẽ gặp nhiều khó khăn hơn nữa. Những công ty đó khó thể vượt qua được khủng hoảng này đến giữa năm 2021”, Ts. Hiếu nhận định.

Năm 2020, theo kế hoạch, Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục CPH Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) và Tổng công ty Xi măng (VICEM). Các chuyên gia kỳ vọng những doanh nghiệp này sẽ tránh được “vết xe đổ” của những đơn vị đi trước.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Bộ Xây dựng "xử lý" ra sao với các doanh nghiệp thua lỗ? tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714114366 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714114366 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10