Chính phủ yêu cầu tăng giám sát quá trình thoái vốn, cổ phần hóa

Diendandoanhnghiep.vn Để hoàn thành và vượt kế hoạch nhiệm vụ năm 2018 đề ra, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty nhà nước tiếp tục nâng cao tinh thần trách nhiệm, khẩn trương, quyết liệt triển khai các nghị quyết của Chính phủ, các nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao.

Phấn đấu đến năm 2020 có 1.000.000 doanh nghiệp hoạt động

Theo đó, Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ, cơ quan theo chức năng nhiệm vụ được giao rà soát các luật có liên quan như Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, Luật Cán bộ, công chức, Luật Phá sản; Bộ luật Lao động và các văn bản pháp luật có liên quan để trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp trong tình hình mới; triển khai có kết quả Nghị quyết số 97/NQ-CP ngày 02/10/2017; Chương trình công tác năm 2018; trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để ban hành đầy đủ và đúng tiến độ các cơ chế, chính sách và đề án về sắp xếp, đổi mới và tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước theo kế hoạch năm 2018.

Phấn đấu đến năm 2020 có 1.000.000 doanh nghiệp hoạt động

Phấn đấu đến năm 2020 có 1.000.000 doanh nghiệp hoạt động.

Các Bộ, ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ được giao tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện điều kiện kinh doanh, môi trường pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi để tăng nhanh số lượng doanh nghiệp thành lập mới, doanh nghiệp khởi nghiệp hướng tới hoàn thành mục tiêu đến năm 2020 nước ta có 1.000.000 doanh nghiệp hoạt động.

Liên quan đến vấn đề rà soát và cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, trong động thái gần đây nhất vào sáng 15/1, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký ban hành Nghị định 08/2018/NĐ-CP để cắt giảm 675 điều kiện đầu tư kinh doanh trong 8 lĩnh vực, tương đương 55% trong tổng số 1.216 điều kiện đầu tư kinh doanh mà Bộ Công Thương quản lý.

Theo Nghị định này, 675 điều kiện đầu tư kinh doanh được cắt giảm theo thuộc 08 lĩnh vực: Xăng dầu, thuốc lá, điện lực, nhượng quyền thương mại, thương mại điện tử, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, lĩnh vực kinh doanh thực phẩm thuộc quản lý chuyên ngành cùa Bộ Công Thương.

Trước đó, tháng 9/2017, sau một thời gian rà soát, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh phê duyệt phương án cắt giảm 675 điều kiện kinh doanh, tức là cắt giảm 55,5% tổng số điều kiện kinh doanh thuộc phạm vi quản lý của Bộ.

Đây được xem là động thái tích cực, mạnh mẽ nhất, đầu tiên trong các bộ trong thực hiện cải cách điều kiện kinh doanh. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhiều lần biểu dương, đánh giá cao nỗ lực này của Bộ Công Thương.

Tại Nghị quyết 01 năm 2018, Chính phủ đã yêu cầu cải thiện căn bản, tạo chuyển biến mạnh mẽ các chỉ tiêu về môi trường kinh doanh, cắt giảm, đơn giản hóa 50% các điều kiện kinh doanh hiện hành.

Tăng giám sát quá trình thoái vốn, cổ phần hóa

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty nhà nước chỉ đạo người đại diện đôn đốc các doanh nghiệp đã cổ phần hóa thực hiện đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán; xử lý nghiêm các trường hợp không tuân thủ quy định của pháp luật trong việc đăng ký giao dịch niêm yết trên thị trường chứng khoán; tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm toán, không để xảy ra thất thoát vốn, tài sản nhà nước trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn; kiên quyết xử lý các doanh nghiệp thua lỗ, các dự án đầu tư không hiệu quả, hiệu quả thấp theo cơ chế thị trường; thực hiện công khai, minh bạch, đúng pháp luật trong đầu tư, quản lý tài chính, mua sắm, phân phối thu nhập, công tác cán bộ; chỉ đạo thực hiện tốt chính sách đối với người lao động và lao động dôi dư trong doanh nghiệp nhà nước.

Phó thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty nhà nước chỉ đạo người đại diện đôn đốc các doanh nghiệp đã cổ phần hóa thực hiện đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán; xử lý nghiêm các trường hợp không tuân thủ quy định của pháp luật trong việc đăng ký giao dịch niêm yết trên thị trường chứng khoán; tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm toán, không để xảy ra thất thoát vốn, tài sản nhà nước trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn.

Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty nhà nước chỉ đạo người đại diện đôn đốc các doanh nghiệp đã cổ phần hóa thực hiện đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán; xử lý nghiêm các trường hợp không tuân thủ quy định của pháp luật trong việc đăng ký giao dịch niêm yết trên thị trường chứng khoán; tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm toán, không để xảy ra thất thoát vốn, tài sản nhà nước trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn.

Áp dụng các nguyên tắc quản trị doanh nghiệp theo thông lệ quốc tế; hoàn thiện cơ chế kiểm soát, kiểm toán nội bộ, thực hiện nghiêm túc chế độ giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính; có cơ chế gắn việc tuyển dụng, bổ nhiệm, bãi miễn, đãi ngộ lãnh đạo doanh nghiệp và người lao động với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Xác định trách nhiệm cá nhân trong việc thực hiện sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Bộ trưởng các Bộ quản lý ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng thành viên tập đoàn kinh tế chịu trách nhiệm hành chính trước Thủ tướng Chính phủ; xử lý nghiêm lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước, người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp không nghiêm túc thực hiện, hoặc thực hiện không có kết quả nhiệm vụ được giao.

Được biết, trong năm 2017, cả nước phê duyệt phương án cổ phần hóa của 69 doanh nghiệp nhà nước, tăng 25% so với thực hiện năm 2016. Số doanh nghiệp thành lập mới năm 2017 đạt kỷ lục, cao nhất từ trước đến nay, số doanh nghiệp giải thể phá sản giảm so với năm 2016; lần đầu tiên công bố bài bản, đầy đủ các chỉ tiêu phát triển và tình hình “sức khỏe” của các loại hình doanh nghiệp trong cả nước. Các doanh nghiệp sau cổ phần hóa hoạt động hiệu quả, đổi mới cơ bản về quản trị, thúc đẩy cạnh tranh trong nền kinh tế, thị trường chứng khoán, thị trường tài chính phát triển, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước năm 2017...

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chính phủ yêu cầu tăng giám sát quá trình thoái vốn, cổ phần hóa tại chuyên mục Chính trị của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714569371 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714569371 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10