CHUYỆN CUỐI TUẦN: Thuế, phí và lệ phí

Diendandoanhnghiep.vn Ở nước ta, hiện tồn tại hơn 100 loại thuế, phí và lệ phí đang có hiệu lực. Như thế là nặng hay nhẹ, nhiều hay ít...?

Trước khi dịch bệnh COVID-19 xảy ra, anh Tú (Long An) đã hoàn tất thủ tục phá sản Công ty trách nhiệm hữu hạn để trở về Doanh nghiệp tư nhân. Theo anh, đó là cách để tiết kiệm chi phí, trong đó có thuế, phí phải đóng định kỳ.

Thực hiện Nghị định 41/2020 của Chính phủ về gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất, TP HCM có hơn 97% doanh nghiệp được gia hạn thuế. Nên chăng, cần giảm thuế, cắt thuế để dưỡng sức cho doanh nghiệp?

Ở nước ta, hiện tồn tại hơn 100 loại thuế, phí và lệ phí đang có hiệu lực, trong đó có những loại thuế, phí phổ biến như: thuế thu nhập cá nhân, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng (VAT), lệ phí môn bài...

Trong giai đoạn khó khăn, giảm thuế, bãi bỏ thuế là cần thiết

Trong giai đoạn khó khăn, giảm thuế, bãi bỏ thuế là cần thiết

Đơn cử, mỗi lít xăng hiện nay “cõng” ít nhất 7 loại thuế, phí, khoảng “cứng” này luôn chiếm khoảng 50% tổng giá trị mỗi lít xăng. Chính vì vậy, khi giá dầu thô về mức thấp nhất thì xăng dầu ở Việt Nam vẫn ở ngưỡng trên 12.000đ/lít!

Khủng khiếp hơn xăng dầu, mỗi chiếc ô tô nhập về nước ta phải chịu tới 14 loại thuế, phí. Ngay giai đoạn từ cảng về các đại lý, giá xe dù đã miễn thuế nhập khẩu từ ASEAN thì vẫn đã cộng thêm 80% so với giá vốn.

Trong đó, bao gồm 60% thuế tiêu thụ đặc biệt, 10% thuế VAT và 10% chi phí bán hàng. Giai đoạn 2 là từ đại lý đến khi xe được lăn bánh cộng thêm 8 - 9 loại phí nữa.

Ai chịu thiệt? Nói như ông Phạm Quang Thông - Giám đốc kinh doanh đại lý xe Nhật tại Đồng Nai: “loại thuế, phí đội lên quá cao khiến người tiêu dùng mua xe nhập khẩu hay lắp ráp trong nước đều chịu thiệt...”.

Theo báo cáo môi trường kinh doanh (Doing Businese) của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam là quốc gia có thời gian tiêu tốn cho nộp thuế gần như cao nhất khu vực với 872 giờ mỗi năm.

Mức này gấp 4 lần mức trung bình của các nước châu Á - Thái Bình Dương và cao hơn Indonesia (259 giờ), Thái Lan (264 giờ), Phillipines (193 giờ), Malaysia (133 giờ) và Singapore (82 giờ)...

Xét về khía cạnh vĩ mô, nộp thuế là nghĩa vụ và quyền lợi của công dân như luật định, tạo ra nguồn thu chủ đạo giúp nhà nước duy trì hoạt động và chi trả dịch vụ công. Nhưng tùy theo thời điểm phải tính toán cân nhắc nên giữ nguyên, hoặc giảm để phù hợp với thực tế.

Bản chất của thuế, phí là vậy nhưng không có nghĩa nhà nước quy định mức động viên thuế cao bằng mọi giá mà ở mức độ động viên thuế chỉ có một giới hạn nhất định.

Từ khi áp dụng thuế bảo vệ môi trường trong tiêu thụ xăng dầu(năm 2012), tổng số thu từ sắc thuế này đã tăng gấp 6 lần, từ hơn 11.000 tỷ đồng năm 2012 lên gần 69.000 tỷ đồng dự thu trong năm 2019!

Một trong những gánh nặng hiện nay với doanh nghiệp là thuế, phí bủa vây. Hy vọng qua câu chuyện này, Chính phủ, Quốc hội giành thời gian xem xét lại thuế, phí ở Việt Nam hiện nay đã hợp lý, đã “khoan sức dân” hay chưa?

Thuế phí gắn chặt với sự ra đời và tồn tại của nhà nước, song hành với nghĩa vụ công dân nên làm sao để vừa thu thuế, vừa nuôi dưỡng nguồn thu này. Giảm thuế, cắt phí chính là biện pháp giúp đỡ tốt nhất cho người dân, doanh nghiệp lúc này.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết CHUYỆN CUỐI TUẦN: Thuế, phí và lệ phí tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714169820 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714169820 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10