Chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập sang công ty cổ phần: Vẫn còn lúng túng

Diendandoanhnghiep.vn Việc chuyển đổi các đơn vị sự nghiệp công lập sang công ty cổ phần đã thu hút thêm nguồn lực xã hội, nâng cao hiệu quả hoạt động, nhưng so với lộ trình, việc chuyển đổi đến nay còn lúng túng.


Chợ Hạ Long I là 1 trong những đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND tỉnh Quảng Ninh chuyển thành công ty cổ phần.

Chợ Hạ Long I là 1 trong những đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND tỉnh Quảng Ninh chuyển thành công ty cổ phần.

Ông Đặng Quyết Tiến - Cục trưởng Cục Tài chính Doanh nghiệp (Bộ Tài chính) cho biết, đến cuối năm 2018, cả nước có hơn 50.000 đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL), nắm giữ vốn tài sản nhà nước gần 1 triệu tỷ đồng (gần tương đương quy mô vốn và tài sản của khu vực DNNN), tạo ra hơn 2,5 triệu việc làm.

Hệ thống cung ứng dịch vụ sự nghiệp công đã hình thành ở hầu hết các địa bàn, từ vùng sâu xa, mạng lưới cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao trải rộng đến tận vùng sâu, xa. Các ĐVSNCL giữ vai trò chủ đạo, then chốt trong cung ứng dịch vụ công và thực hiện chính sách an sinh xã hội.

Tuy nhiên, theo ông Tiến, tổ chức và họat động của các ĐVSNCL vẫn còn nhiều tồn tại, như: hệ thống tổ chức các đơn vị còn cồng kềnh, manh mún; quản trị nội bộ yếu kém, chất lượng hiệu quả dịch vụ thấp. Chi tiêu ngân sách nhà nước cho các ĐVSNCL còn quá lớn. Thực hiện cơ chế tự chủ tài chính còn hình thức, việc xã hội hóa còn chậm.

Thực tế cho thấy, việc chuyển đổi đã giúp ĐVSNCL thu hút thêm nguồn lực xã hội, nâng cao hiệu quả hoạt động, thu nhập trung bình của người lao động tăng gần 30%, nhưng so với lộ trình, việc chuyển đổi đến nay còn lúng túng.

Theo ông Tiến, để phù hợp với quy định pháp lý và đặc thù khi chuyển sang mô hình doanh nghiệp, Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo nghị định chuyển ĐVSNCL thành công ty cổ phần, trong đó quy định rõ đối tượng, điều kiện, hình thức, nhà đầu tư, cơ chế xử lý tài chính sau khi chuyển đổi…

Theo bà Nguyễn Thị Lê Thu - Viện Chiến lược và chính sách tài chính (Bộ Tài chính) cho rằng, về nguyên tắc nên thực hiện chuyển đổi đối với các ĐVSNCL cung cấp dịch vụ thuộc các lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư tư nhân, qua đó mang lại lợi nhuận cho công ty. Mặt khác, sản phẩm, dịch vụ mà các ĐVSNCL cung cấp không phải là thiết yếu mà Nhà nước cần đảm bảo quyền tiếp cận của người dân...

Bà Thu cho rằng, đối tượng khi chuyển thành công ty cổ phần bao gồm toàn bộ các ĐVSN kinh tế, các cơ sở giáo dục đại học (trừ ngành sư phạm và đặc thù), cơ sở dạy nghề, cơ sở y tế cung cấp dịch vụ chất lượng cao, các trung tâm văn hóa, nhà hát, đoàn nghệ thuật…

Về điều kiện chuyển đổi, bà Thu cho rằng, quá trình xây dựng khung pháp lý cần quy định rõ cơ chế tài chính, quyền sở hữu, xử lý tài sản, sử dụng đất, quản lý giám sát của Nhà nước, đặc biệt là chính sách đối với người lao động. Mặt khác, để đảm bảo chất lượng cung cấp dịch vụ của các ĐVSNCL sau khi chuyển đổi, Nhà nước cần ban hành tiêu chuẩn, giám sát và có chế tài xử lý vi phạm. Với những lĩnh vực thiết yếu như giáo dục, y tế, xử lý rác thải… Nhà nước cần quản lý giá nhằm đảm bảo quyền tiếp cận của người dân...

Theo bà Vũ Hoàng Quyên - chuyên gia quản trị công cao cấp của Ngân hàng Thế giới (WB), sẽ có nhiều thách thức đối với các ĐVSNCL trong, trước và sau khi thực hiện chuyển đổi. Câu hỏi đặt ra là những ngành nghề, lĩnh vực nào sẽ phù hợp với chuyển đổi; trách nhiệm của Nhà nước trong việc cung cấp dịch vụ công phi lợi nhuận như thế nào.

Bà Quyên cho rằng, kể cả ở những nước phát triển thì Nhà nước vẫn giữ vai trò điều tiết một số dịch vụ công thiết yếu cho người dân như giáo dục. Do đó, dự thảo cần làm rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc cung cấp dịch vụ công sau khi các ĐVSNCL chuyển sang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp. Tính bền vững, cũng như những mâu thuẫn giữa giá trần dịch vụ công do Nhà nước quy định với quyền tự chủ của doanh nghiệp sẽ được giải quyết như thế nào sau khi chuyển đổi.

Nên chăng cần khuyến khích việc chuyển đổi bước 1, tức là chuyển sang công ty 100% vốn nhà nước để các ĐVSNCL làm quen với mô hình hoạt động của doanh nghiệp trước, sau đó mới chuyển thành công ty cổ phần”, bà Quyên đề xuất.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập sang công ty cổ phần: Vẫn còn lúng túng tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714394870 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714394870 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10