Chuyển đổi mô hình tăng trưởng (Bài 1): Khắc phục nguy cơ tụt hậu

Diendandoanhnghiep.vn Nhìn sâu vào thực chất phát triển, đặc biệt là một số chỉ số phản ánh chất lượng tăng trưởng – phát triển dễ nhận thấy nền kinh tế nước ta hiện nay đang chứa đựng hàng loạt vấn đề nghiêm trọng.

>> Nền tảng đổi mới mô hình tăng trưởng

Nhìn tổng thể hơn 30 năm đổi mới vừa qua, thành tích tăng trưởng và phát triển kinh tế của nước ta là rất tích cực. Quan trọng nhất là việc thay đổi phương thức phát triển – từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp chuyển sang kinh tế thị trường – mở cửa.

Mô hình thay đổi, tạo ra một động lực phát triển mới mạnh mẽ, giúp nền kinh tế thoát khỏi tình trạng “mất động lực tăng trưởng” kéo dài nhiều năm trước.

Đổi mới mô hình tăng trưởng để phát triển bền vững.

Đổi mới mô hình tăng trưởng để phát triển bền vững.

Nhưng nhìn sâu vào thực chất phát triển, đặc biệt là một số chỉ số phản ánh chất lượng tăng trưởng – phát triển (trình độ công nghệ, trình độ cơ cấu, năng lực sáng tạo, …), dễ nhận thấy nền kinh tế nước ta hiện nay đang chứa đựng hàng loạt vấn đề nghiêm trọng: tăng trưởng không vững chắc, xu hướng suy giảm tốc độ tăng trưởng GDP, chất lượng và đẳng cấp phát triển chậm thay đổi, các điểm tắc nghẽn tăng trưởng và phát triển chậm được tháo gỡ...

Mức độ nghiêm trọng còn rõ ràng hơn khi xem xét “tính có vấn đề” của thực lực doanh nghiệp Việt Nam từ góc độ cạnh tranh quốc tế.

Về thực trạng này, có hai nhận định khái quát.

Thứ nhất, các thành tích tăng trưởng và phát triển kinh tế được coi ngoạn mục trong giai đoạn vừa qua cơ bản gắn với mô hình, trong đó, cơ sở chủ yếu của tăng trưởng là khai thác các nguồn lực sẵn có theo cách “tận 2 khai” truyền thống là khai thác và xuất khẩu tài nguyên thô, ít dựa vào những thay đổi cơ cấu.

Ngay cả nỗ lực mở cửa – hội nhập để vươn ra thế giới, nhanh chóng thu hẹp khoảng cách tụt hậu với các nước đi trước cũng dựa chủ yếu vào nền tảng “tận khai” tài nguyên, lao động rẻ, kỹ năng thấp và đông đảo các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ yếu kém về năng lực.

Thứ hai, tình trạng “có vấn đề” của sự phát triển bắt nguồn từ chỗ các động lực phát triển của nền kinh tế không được phát huy, thậm chí bị suy giảm. Đó là căn nguyên của tình trạng “tụt hậu phát triển” khó được khắc phục, thậm chí, ở một số khía cạnh cơ bản, còn là xu thế “tụt hậu xa hơn” so với những nền kinh tế mà Việt Nam cần phải đua tranh, sớm “đuổi kịp” để “sánh vai”.

>> Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế nhìn từ văn kiện Đại hội XIII của Đảng

Thực trạng này đã được giới khoa học thảo luận, được Đảng và Nhà nước nhận diện dưới góc độ mô hình tăng trưởng, chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá; trên cơ sở đó, có những điều chỉnh và thay đổi.

Việc bổ sung vào đường lối công nghiệp hoá trục định hướng hiện đại hoá để trở thành đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá (1991), việc thừa nhận không “hoàn thành về cơ bản mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vào năm 2020” (2016) hay nỗ lực Tái Cơ cấu nền kinh tế với 3 đột phá chiến lược kéo dài hơn 10 năm qua, … cho thấy nỗ lực nhận thức, điều chỉnh và thay đổi đường lối, chính sách và mô hình phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước.

Tuy nhiên, việc duy trì quá lâu một mô hình tăng trưởng – kể khi đó là một mô hình “đúng”, như vẫn thường được khẳng định, làm cho việc thay đổi nó, để chuyển sang mô hình tăng trưởng mới đứng trước những khó khăn, thách thức khó lường.

Trong khi đó, hệ thống kinh tế thế giới đang chuyển rất nhanh vào thời đại phát triển mới, với logic phát triển thay đổi cơ bản, với những đặc trưng khác thường về tốc độ, sự rủi ro, … và đòi hỏi những năng lực phát triển mới.

Việt Nam đi sau, còn non yếu nhiều mặt, lại là một nền kinh tế mở khác thường. Thách thức đổi mới mô hình tăng trưởng càng đặt ra gay gắt.

Bởi không thể “ôm đồm” vấn đề lớn, khó nêu vào trong một bài viết, chúng tôi chỉ “góp phần giải quyết vấn đề”, bằng cách tập trung vào vấn đề “động lực tăng trưởng (và phát triển)”, yếu tố được coi là cốt lõi của mô hình tăng trưởng.

Tình thế phát triển đất nước đặt ra giống như cách đây hơn 35 năm, khi tình trạng “suy giảm động lực tăng trưởng” trở nên đặc biệt gay gắt, báo hiệu công cuộc đổi mới triệt để, thay đổi mô hình tăng trưởng và phát triển kinh tế, đem lại thành công cho bước “vạn sự khởi đầu nan” của công cuộc phát triển hiện đại của Việt Nam.

Tất nhiên, hiện nay, bối cảnh, điều kiện và thực lực phát triển của Việt Nam đã thay đổi căn bản. Thế giới đã và đang chuyển mạnh sang thời đại công nghệ cao, toàn cầu hóa đi liền với xung đột quốc tế gay gắt, biến đổi khí hậu và dịch bệnh tác động tiêu cực chưa từng thấy.

Việt Nam cần tiếp cận vấn đề “động lực 3 phát triển” ở một tầm thế khác: tìm kiếm những động lực mới, phương thức phát huy động lực mới kết hợp với các động lực và phương thức truyền thống.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chuyển đổi mô hình tăng trưởng (Bài 1): Khắc phục nguy cơ tụt hậu tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714192113 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714192113 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10