“Con đường bền vững” cho doanh nghiệp

Diendandoanhnghiep.vn Để thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, cần thay đổi tư duy kinh doanh, nhìn nhận phát triển bền vững là “con đường” tất yếu và duy nhất cho doanh nghiệp.

 Tại Diễn đàn doanh nghiệp phát triển bền vững Việt Nam 2021, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng những doanh nghiệp theo đuổi triết lý phát triển bền vững đã đứng vững, giúp được cộng đồng, người lao động.

Tại Diễn đàn doanh nghiệp phát triển bền vững Việt Nam 2021, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng những doanh nghiệp theo đuổi triết lý phát triển bền vững đã đứng vững, giúp được cộng đồng, người lao động.

>> [eMagazine] Hướng tới thập kỷ phát triển bền vững tốt đẹp hơn

Khẳng đinh phát triển bền vững không phải là lựa chọn mà là xu thế tất yếu, tại Diễn đàn Doanh nghiệp phát triển bền vững Việt Nam (VCSF) 2021, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, chúng ta phải cùng nhau thực hiện những việc dù là nhỏ nhất, thay đổi thói quen ngay từ ban đầu vì sự phát triển bền vững.

Hiệu quả thực tế

Số liệu khảo sát của VCCI trong 3 năm qua (2019 - 2021) cho thấy, doanh nghiệp nào áp dụng bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững (CSI) vào quản trị đều có triển vọng tăng doanh thu, ổn định và tăng thu nhập cho người lao động, tăng sức chống chịu trước khó khăn, duy trì chuỗi cung ứng, hoạt động sản xuất, kinh doanh và có khả năng hồi phục phát triển nhanh hơn. Còn những doanh nghiệp chưa thực sự chú trọng tới mô hình phát triển bền vững thì mỗi khi có biến động thị trường lập tức rơi vào hoàn cảnh khó khăn, thậm chí phá sản, giải thể.

Nhìn rộng hơn ở góc độ quốc gia, theo báo cáo chỉ số Phát triển bền vững - SDG do Tổ chức Mạng lưới giải pháp Phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc phối hợp với Bertelsmann Stiftung, trong giai đoạn từ năm 2016 - 2021, điểm số SDG của Việt Nam đã tăng gần như liên tục (từ 57,6 điểm lên 72,8 điểm), giúp vị thế của Việt Nam trên bảng xếp hạng toàn cầu cũng được cải thiện không ngừng với chuỗi tăng về thứ hạng gần, từ vị trí 88/149 quốc gia năm 2016 lên 51/165 quốc gia năm 2021.

Tuy nhiên, sự cải thiện điểm số và thứ hạng của Việt Nam chỉ diễn ra mạnh mẽ nhất trong khoảng 2 năm đầu, sau đó cả mức gia tăng đều giảm đi nhanh chóng. Năm 2021 cũng chính là năm đầu tiên Việt Nam ghi nhận sự giảm sút cả về điểm số và thứ hạng (giảm 1 điểm tương ứng với 2 bậc trên bảng xếp hạng so với năm 2020). Kết quả giảm đi có thể là hệ quả bởi sự bùng phát dịch bệnh Covid 19 với nhiều hậu quả nặng nề không chỉ với Việt Nam mà còn với toàn thế giới.

>> Phát triển bền vững để thích ứng với tương lai

>> Xây dựng doanh nghiệp phát triển bền vững

Hiện thực cam kết

Trong bối cảnh ấy, tại hội nghị lần thứ 26, các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26), tổ chức tháng 11 năm nay, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã công bố các cam kết mạnh mẽ của Việt Nam để đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Cam kết giảm phát thải khí nhà kính sẽ có lợi cho Việt Nam để có thể thu hút được nguồn lực xanh từ gói tài chính được cam kết bởi các quốc gia cho phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, năng lượng tái tạo và gia tăng nguồn lực của khu vực tư nhân đầu tư cho tăng trưởng xanh, bền vững.

Cam kết trên nằm trong Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 để thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế Việt Nam gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội, góp phần phục hồi kinh tế hậu COVID-19.

Theo ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI): Một trong những điều kiện để thực hiện thành công các mục tiêu phát triển bền vững là cần xác định đúng vai trò của các bên liên quan để huy động tối đa sự tham gia và đóng góp, bao gồm cả cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và các tổ chức chính trị xã hội.

Chính vì vậy, cộng đồng doanh nghiệp cần phải thay đổi tư duy kinh doanh, nhìn nhận phát triển bền vững như một con đường tất yếu và duy nhất giúp doanh nghiệp trụ vững trên thương trường toàn cầu. Định hướng kinh doanh có trách nhiệm và phát triển bền vững cần được thấm nhuần và trở thành cam kết trong toàn bộ bộ máy doanh nghiệp; Nhanh chóng nghiên cứu và áp dụng Bộ chỉ số CSI trong quản trị DN.

CSI giúp tất cả các doanh nghiệp, đặc biệt là các SMEs, hoạch định một lộ trình cụ thể để xây dựng chiến lược phát triển bền vững, sớm phát hiện những rủi ro cũng như những cơ hội kinh doanh mới, qua đó quản trị doanh nghiệp hiệu quả.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “Con đường bền vững” cho doanh nghiệp tại chuyên mục VCCI của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714227100 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714227100 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10