Công cụ mới giúp phát triển đào tạo trực tuyến trong kỷ nguyên số

Diendandoanhnghiep.vn Với tỉ lệ tiếp cận internet lên đến 60% dân số, Việt Nam được xem là thị trường vô cùng tiềm năng cho mô hình E-Learning.

Theo Economist, năm 2016 số người đăng ký học trực tuyến (E-Learning) trên thế giới là 60 triệu và tăng thêm 10 triệu người nữa trong năm tiếp theo. Doanh thu từ đào tạo trực tuyến toàn cầu năm 2016 đạt 51,5 tỷ USD.

Bên cạnh phương thức truyền thống, đào tạo từ xa đang được các nước trên thế giới và trong khu vực áp dụng rất phổ biến và có hiệu quả.

Bên cạnh phương thức truyền thống, đào tạo từ xa đang được các nước trên thế giới và trong khu vực áp dụng rất phổ biến và có hiệu quả.

Tiềm năng phát triển E-Learning

Theo tờ University World News, châu Á là thị trường lớn thứ hai của giáo dục trực tuyến trên thế giới. Tính đến hết năm 2018, Trung Quốc nhận được 5,2 tỷ USD vốn đầu tư mạo hiểm, Ấn Độ nhận được 0,7 tỷ USD.  Trong khi đó, tại Việt Nam theo số liệu thống kê của Ambient Insight 2017 thì Việt Nam có tốc độ tăng trưởng mô hình E-Learning đạt 44,3% vượt qua cả Malaysia (39,4%) – vốn là đất nước rất phát triển về đào tạo trực tuyến.

Với tỉ lệ tiếp cận internet lên đến 60% dân số, Việt Nam được xem là thị trường vô cùng tiềm năng cho mô hình E-Learning. Theo nghiên cứu của các tổ chức quốc tế, với quy mô lớn cùng tốc độ tăng trưởng doanh thu hơn 40% mỗi năm, ước tính quy mô thị trường không dưới 2 tỷ USD.

Do đó, không chỉ các doanh nghiệp trong nước, Việt Nam cũng là điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư ở châu Á như: Nhật Bản, Hàn Quốc hay Singapore. Thống kê đến hết năm 2016, Việt Nam đã có 309 dự án đầu tư vào giáo dục và đào tạo với tổng số vốn đăng ký hơn 767 triệu USD.

“Có thể nói đào tạo trực tuyến trên thế giới nói chung và ở châu Á nói riêng đang triển sôi động và dần trở thành xu thế giáo dục trong thời đại 4.0” - ông Nguyễn Minh Đức, Giám đốc kinh doanh của Hương Việt Group cho biết.

Nền tảng kết nối giữa người dạy và học viên

Ông Nguyễn Khánh Toàn – Chủ tịch Tập đoàn Hương Việt

Ông Nguyễn Khánh Toàn – Chủ tịch Tập đoàn Hương Việt

Nắm bắt được nhu cầu cũng như tiềm năng của thị trường Việt Nam, Hương Việt Group mới đây đã phát triển nền tảng CLS.Trade. Ông Nguyễn Khánh Toàn – Chủ tịch Hương Việt Group cho biết, CLS. Trade là một sản phẩm công nghệ cung cấp nền tảng kinh doanh khóa học cho các cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực đào tạo, giúp họ sở hữu được một website riêng có thể tự niêm yết, kinh doanh khóa học, tự quản trị và vận hành một cách thành thạo mà không cần phải có chuyên môn về kỹ thuật công nghệ.

CLS. Trade có đầy đủ các tính năng và giao diện quản trị rất thân thiện với người dùng, giúp họ có những trải nghiệm thú vị với sản phẩm mà không bị “nản” vì bản thân không rành nhiều về công nghệ kỹ thuật.

Ngoài những tính năng thông thường phục vụ cho quản trị, CLS. Trade cũng tích hợp và liên kết đối tác với các công cụ Marketing hiệu quả như: Google Analytics, Facebook pixel,  Zalo Ads,  SMS Marketing, Email Marketing, Chat box, Affiliate (tiếp thị liên kết) - trên sàn giao dịch tri thức CLS. Share.

Trong đó tính năng Affiliate trên sàn giao dịch tri thức CLS. Share được xem là “át chủ bài” của sản phẩm trong đó người dùng CLS. Trade niêm yết trên sàn giao dịch CLS. Share sẽ được chính những người dùng CLS. Trade khác truyền thông cho các khóa học của họ. Người được truyền thông không mất chi phí gì với hình thức này, còn người truyền thông sẽ được hưởng một phần lợi nhuận từ việc truyền thông thành công cho các khóa học đó. 

Một vấn đề được nhiều người quan tâm, đặc biệt là các giáo viên đó là Hương Việt Group sẽ kiểm soát nội dung trên các bài giảng dạy ra sao để đảm bảo nội dung khoa học, chính thống, tránh để xảy ra trường hợp một vài chương trình giảng dạy không đạt chất lượng, bị học viên phản hồi kém, dẫn đến mất uy tín của giáo viên nói riêng và cộng đồng CLS.Trade nói chung khi tham gia vào nền tảng này.

Trả lời cho thắc mắc này, ông Nguyễn Khánh Toàn cho biết, đội ngũ của CLS.Trade sẽ có quy trình kiểm soát nội dung và đảm bảo uy tín cho cộng đồng giảng viên, đó là quy trình 3 lớp như sau: Xác thức khách hàng là ai?; Xây dựng cơ chế kiểm soát và đánh giá từ phía học viên; Kiểm soát phản hồi từ phía học viên, tránh những phản hồi tiêu cực, gây mất uy tín giảng viên.

Chia sẻ về định hướng sắp tới của tập đoàn, Chủ tịch Tập đoàn Hương Việt cho biết: “Trong năm 2019, chúng tôi tiếp tục tập trung nghiên cứu, bổ sung thêm những tính năng và công cụ cho sản phẩm CLS. Trade, giúp các khách hàng có những trải nghiệm sản phẩm tốt nhất, tối ưu hóa những tiện ích với mức đầu tư thấp nhất. Bên cạnh đó, chúng tôi tiếp tục kiên định với con đường phát triển công nghệ để phục vụ cho giáo dục, hướng đến việc trở thành Tập đoàn công nghệ đi đầu trong các giải pháp công nghệ cho giáo dục và có sản phẩm, dịch vụ cạnh tranh hiệu quả trên thị trường quốc tế”.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Công cụ mới giúp phát triển đào tạo trực tuyến trong kỷ nguyên số tại chuyên mục Xe - Công nghệ của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714956808 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714956808 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10