“Cú hích” thị trường lao động công nghệ cao

Diendandoanhnghiep.vn Giảm thuế thu nhập cá nhân cho lao động chất lượng cao được nhận định sẽ tạo cơ chế khuyến khích, thu hút nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp công nghệ thông tin, giúp doanh nghiệp đi tắt đón đầu để có thể cạnh tranh với các nước phát triển.

Mới đây, Bộ Tài chính đã bổ sung quy định giảm 50% thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của các cá nhân là nhân lực công nghệ cao (CNC) vào Dự thảo tờ trình Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Thuế TNCN.

p/Trung tâm đào tạo khu công nghệ cao TP.HCM.p/Ảnh: S.T

Trung tâm đào tạo khu công nghệ cao TP.HCM. Ảnh: S.T

Doanh nghiệp “khát” nhân lực

Mặc dù hướng tới việc xây dựng các Khu công nghiệp CNC và thu hút đầu tư trong thời đại cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0, tuy nhiên nhiều doanh nghiệp lại cho biết đang gặp khó về nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao cho ngành. Nói như ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Tập đoàn FPT: “Thiếu hụt nhân lực CNC như một “căn bệnh mãn tính”’.

Trên thực tế, Việt Nam đã có Luật CNC với những ưu tiên đầu tư phát triển. Tháng 5/2016 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 41 về chính sách ưu đãi thuế thúc đẩy việc phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) tại Việt Nam, nhưng đến nay chính sách này vẫn chưa đi vào cuộc sống.

Điều này dẫn tới nhân lực ngành công nghệ thông tin ở Việt Nam đang thiếu trầm trọng. “Dự kiến, đến năm 2020, sẽ thiếu hụt khoảng 500.000 nhân lực, tương đương với gần 80% tổng số nhân lực công nghệ thông tin mà thị trường cần”, nghiên cứu của công ty tuyển dụng trực tuyến Vietnam Works cho biết.
Do đó, đề nghị bổ sung quy định giảm 50% thuế TNCN với nhân lực công nghệ cao của Bộ Tài Chính được hầu hết các doanh nghiệp và chuyên gia ủng hộ. Nói như Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong, để thu hút nhân lực và người tài, điều đầu tiên cần phải có là chính sách thuế hợp lý.

Xu hướng “đi tắt, đón đầu”

“Ngoài ra cũng cần đơn giản phương pháp tính thuế đối với từng khoản thu nhập theo hướng đơn giản, phù hợp với thông lệ quốc tế, góp phần nâng cao tính tuân thủ pháp luật của người nộp thuế và tạo thuận lợi cho công tác quản lý thuế”, ông Phong nói.

Cùng với đó, với chính sách giảm thuế, thu nhập người lao động cao hơn trước, nhưng doanh nghiệp công nghệ thông tin lại không tốn thêm một đồng chi phí nào. Do đó, doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi gián tiếp từ chính sách này, khi có thêm sản phẩm chất lượng, mà giá thành lại không thay đổi, giúp nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.

Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Cúc- Chủ tịch Hội Tư vấn Thuế Việt Nam lưu ý, khi xây dựng chính sách thuế ưu đãi cho doanh nghiệp CNTT cần xác định những hiệu ứng lan tỏa xét trên góc độ lợi ích chung.

“Chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp CNTT hiện hành hiện đang thấp hơn chính sách ưu đãi trong giai đoạn 2001-2008. Nguyên nhân là do Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Thuế thu nhập cá nhân… khi có hiệu lực đã loại bỏ các gói giải pháp của Chính phủ ưu đãi về thuế trong lĩnh vực CNTT”, bà Cúc chia sẻ.

Do đó, bà Cúc cho rằng, những ưu đãi cho nhân lực của doanh nghiệp CNTT là hợp lý, để các doanh nghiệp này có thể “đi tắt, đón đầu” và theo kịp Ấn Độ, Trung Quốc, Philippines… Đây là các nước có ngành CNTT rất phát triển và đều dành nhiều chính sách ưu đãi phát triển CNTT như miễn, giảm thuế TNDN, hoàn thuế GTGT, miễn thuế nhập khẩu… trong những năm gần đây.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “Cú hích” thị trường lao động công nghệ cao tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714160601 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714160601 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10