"Cuộc chiến" Vinasun – Grab: Vẫn chưa có hồi kết

Diendandoanhnghiep.vn Mặc dù chưa tới giờ xử án thế nhưng hàng trăm tài xế của Vinasun đã có mặt tại tòa với mong muốn có một... chiến thắng.

Chiều nay (7/2), TAND TP HCM tiếp tục xét xử vụ Công ty CP Ánh Dương (Vinasun) và Grab Taxi (Grab), với nội dung "Đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng" .

 Vinasun "áp đảo" ngay phút đầu

Hình ảnh các Lái xe của Vinasun đến từ rất sớm

Các lái xe của Vinasun đến từ rất sớm

Để thuận tiện cho nhân viên của 2 doanh nghiệp cũng như các cơ quan báo chí tác nghiệp, phiên tòa đã  được chuyển đến 131 Nam Kì Khởi Nghĩa, Q.1, TP HCM thay vì trước đó là 26 Lê Thánh Tôn, Q.1, TP HCM. Do số lượng tài xế của Vinasun khá đông nên HĐXX phải bố trí những người này theo dõi vụ án qua màn hình bên ngoài phòng xử.

Do số lượng nhân viên của Vinasun tới quá đông nên HĐXX phải bố trí xem trước màn hình tới đông nên

Do số lượng nhân viên của Vinasun tới quá đông nên HĐXX phải bố trí xem trước màn hình.

Phiên tòa tiếp tục phần tranh luận của ngày 6/2, Luật sư Nguyễn Hải Vân, đại diện cho nguyên đơn, cho rằng: Grab đã vi phạm nghiêm trọng “Đề án 24 của Bộ GTVT”,  làm doanh số của hãng bị sụt giảm, cụ thể: Năm 2015 lợi nhuận sau thuế là gần 320 tỷ đồng, năm 2016 còn hơn 295 tỷ đồng. Kết quả kinh doanh quý I, quý II năm 2017 chỉ còn lợi nhuận 53 tỷ đồng, đến hết quý II/2017, hơn 8.000 nhân viên của Vinasun nghỉ việc, hàng trăm đầu xe phải nằm bãi. Với những lý do này, Vinasun đã cung cấp cho HĐXX nhiều văn bản, hình ảnh và hàng chục video... là những bằng chứng sống, chứng minh “Grab kinh doanh vi phạm pháp luật tại Việt Nam”.

Vẫn theo Luật sư Vân: để kinh doanh dịch vụ taxi, Vinasun phải chấp hành đến 13 điều kiện, trong khi phía Grab chỉ phải chịu 3 điều kiện là thiếu công bằng. Những bất cập từ đề án 24 đã khiến Vinasun phải nhiều lần kiến nghị đến cơ quan chức năng, thế nhưng sự việc đều không được giải quyết là điều bất hợp lý. Nếu trong điều kiện kinh doanh không tương đồng thì vấn đề cạnh tranh khó có thể công bằng, lành mạnh được.

Ngoài ra, việc Grab tự ý mua bảo hiểm cho khách hàng đã thể hiện sự bất thường, thêm vào đó, hành vi giảm giá cước, tự thẩm định giá là vi phạm nghiêm trọng về Luật thương mại, Luật Giao dịch điện tử, Đề án 24 của Bộ GTVT…; vi phạm nghĩa vụ thuế đối với nhà nước; Grab hoạt động như một doanh nghiệp vận tải là khó có thể chấp nhận.

Hai Luật sư tham gia bào chữa cho Vinasun

Hai luật sư tham gia bào chữa cho Vinasun

Luật sư Nguyễn Văn Đức, luật sư thứ 2 đại diện cho Vinasun cũng đưa ra phần tranh luận. Theo đó, Luật sư Đức cho rằng, trong “Đề án 24” không có quy định nào cho giới hạn hai chuyến đi, chính vì vậy, Bộ GTVT đã yêu cầu Grab dừng ngay việc thực hiện nhưng Grab đã bất chấp các điều khoản này. Không những thế, Grab còn tăng thêm trên các địa bàn khác để hoạt động, như thế rõ ràng hành động của Grab là đang cố tình xem thường Đề án 24, cũng như xem thường pháp luật Việt Nam về kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi. Bên cạnh đó, Grab còn vi phạm Nghị định 86 của Chính phủ và Thông 63 của Bộ GTVT về giấy phép kinh doanh vận tải, đăng ký phù hiệu…

Và điều nghiêm trọng hơn, theo vị luật sư này, Grab đã phá vỡ toàn bộ quy hoạch về hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi nói riêng và cả nước nói chung. Do đó đề nghị HĐXX, kiến nghị với Bộ GTVT ngừng Đề án 24 đối với Công ty TNHH Grab Việt Nam.

Những phản biện của Grab

Phản biện và không đồng tình với những "cáo buộc" của đại diện của Vinasun, luật sư đại diện cho Công ty TNHH Grab Việt Nam (Grab Taxi) đã lên tiếng bác bỏ những lập luận mà đại diện của Vinasun trình bày vì cho rằng: Vinasun không thể cáo buộc Grab là tác nhân khiến hãng Vinasun bị giảm doanh số, khiến 8.000 lao động của Vinasun mất việc cũng như hàng trăm xe phải ngưng hoạt động. Có chăng nếu vi phạm cũng chỉ là vi phạm hành chính. Do đó, Grab đề nghị HĐXT hủy bỏ các cáo buộc của bên nguyên đơn.

Kết thúc phần tranh luận của 2 bên, chủ tọa phiên tòa đã đặt ra một số các câu hỏi cho Grab như: Việc tính giá cước do Grab đưa ra hay các Hợp tác xã vận tải (HTX)? Căn cứ vào đâu để Grab thay đổi giá cước liên tục trong ngày? Đại diện Grab trả lời, việc tính giá do HTX đưa ra, cước thay đổi cũng do HTX điều chỉnh…? Tiếp tục với những câu hỏi: Vậy HTX làm cách nào để điều chính giá nhanh như vậy? Hợp đồng Grab đã ký với bao nhiêu HTX, và vì sao Tòa án yêu cầu cung cấp hợp đồng hợp tác giữa các HTX và Grab nhưng tới giờ này Grab vẫn không cung cấp? Tuy nhiên, đại diện Grab không trả lời được.

Trước những nội dung trong phần tranh luận cũng như dựa vào các chứng cứ, cung cấp thông tin giữa các bên, sau một hồi hội ý, HĐXT quyết định tạm ngưng phiên tòa để các bên bổ sung thông tin. Thời gian và địa điểm xét xử sẽ được công bố sau.

Vậy là "cuộc chiến" giữa Vinasun và Grab tạm hoãn nhưng những khúc mắc liên quan đến vụ việc này cũng chưa được giải đáp. DĐDN sẽ tiếp tục phân tích sâu hơn những vấn đề pháp lý trên.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết "Cuộc chiến" Vinasun – Grab: Vẫn chưa có hồi kết tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714331153 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714331153 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10