Cưỡng chế vi phạm hành chính: Cắt điện, nước làm khó người dân và doanh nghiệp

Diendandoanhnghiep.vn Mặc dù đã thảo luận tới kỳ họp thứ 2, thế nhưng, đề xuất bổ sung biện pháp cắt điện, cắt nước như một hình thức cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt hành chính vẫn làm nóng nghị trường…

Theo dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC) có đề xuất bổ sung thêm vào khoản 2 Điều 86 quy định về biện pháp cưỡng chế “ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước” đối với các vi phạm hành chính, tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thực hiện việc cắt điện, nước đối với các vi phạm này có thể “tiếp tay” cho buông lỏng quản lý?

Nhiều ĐBQH cho rằng việc áp dụng quy định “ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước” là không khả quan, có thể dẫn đến

Nhiều ĐBQH cho rằng việc áp dụng quy định “ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước” là không khả quan, có thể dẫn đến "tiếp tay" cho buông lỏng quản lý? - Ảnh: ĐTCK

Trên thực tế, điện, nước là tài sản trao đổi giữa một bên là nhà cung cấp, (Công ty điện lực, Công ty nước sạch) với một bên là các cá nhân, cơ quan, tổ chức... được xác lập bởi một hợp đồng dân sự mua bán tài sản với những nội thỏa thuận thỏa thuận cụ thể, chi tiết về quyền của hai bên, khi bên mua vi phạm nội dung thỏa thuận, bên cung cấp có quyền ngừng cung cấp tài sản của mình và ngược lại, bên cung cấp vi phạm về chất lượng điện, nước, thái độ phục vụ của nhân viên, mức giá tiền không hợp lý... người mua có quyền phản ánh lên cấp cao hơn của nhà cung cấp để được giải quyết.

Việc dự thảo Luật XLVPHC quy định bổ sung quy định “ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước” như một biện pháp cưỡng chế xử phạt vi phạm hành chính sẽ buộc Công ty điện lực, Công ty nước sạch vi phạm hợp đồng dân sự đối với khách hàng của họ, việc làm này sẽ ảnh hưởng đến quyền, lợi ích chính đáng của các bên liên quan, trong khi, để xảy ra vi phạm hành chính lại thuộc về công tác quản lý của chính quyền địa phương, các lực lượng quản lý chuyên ngành,…

Vậy, áp quy định “ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước” như một biện pháp cưỡng chế xử lý vi phạm hành chính, liệu có thỏa đáng?

Thực tế, liên quan đến việc áp quy định “ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước” trong xử lý vi phạm hành chính cũng từng dẫn đến nhiều hệ lụy, trong đó, như Diễn đàn Doanh nghiệp đã từng thông tin trường hợp của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Nhất Duy, có địa chỉ hoạt động sản xuất tại thôn Công Thương, xã Vạn Xuân, huyện Thường Xuân, Thanh Hóa, bằng biện pháp cắt điện, nước nhằm cưỡng chế XLVPHC đã gây ra hàng loạt các khó khăn cho doanh nghiệp.

Việc áp dụng quy định “ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước” có thể dẫn đến hệ lụy cho doanh nghiệp nếu không được khách quan, minh bạch - Ảnh: Gia Nguyễn/DĐDN

Việc áp dụng quy định “ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước” có thể dẫn đến hệ lụy cho doanh nghiệp nếu không được đánh giá khách quan, minh bạch - Ảnh: Gia Nguyễn/DĐDN

Chưa kể, đối với trường hợp vi phạm hành chính này, lại xuất phát từ ý chí của lãnh đạo chính quyền địa phương, khi cho rằng hoạt động của doanh nghiệp là vi phạm, trong khi họ có đầy đủ các căn cứ pháp lý liên quan. Vậy, trách nhiệm thuộc về ai? Áp dụng quy định “ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước” như một biện pháp cưỡng chế XLVPHC có “tiếp tay” cho các hoạt động buông lỏng quản lý?

Nói về vấn đề này, Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Nguyễn Hữu Cầu - nguyên Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An, cho rằng, không có vụ vi phạm hành chính nào mà chính quyền các cấp từ xã, huyện đến tỉnh phát hiện kịp thời và ngăn chặn một cách quyết liệt lại không thành công.

“Chúng ta chỉ có thể bỏ qua, thờ ơ rồi làm không đến nơi đến chốn thì nó mới tồn tại, nếu chúng ta đã quyết tâm, quyết liệt thì không có một doanh nghiệp nào, không có một cá nhân nào có thể chống lại các quyết định của cơ quan nhà nước, chúng ta là ĐBQH, đừng tạo điều kiện cho cơ quan hành pháp một cách quá dễ dàng khi thấy rằng các biện pháp của pháp luật đã có thừa và có đủ rồi”, ông Cầu nhấn mạnh.

fbfdxbf

"Đừng tạo điều kiện cho cơ quan hành pháp một cách quá dễ dàng khi thấy rằng các biện pháp của pháp luật đã có thừa và có đủ rồi" - Ảnh: Gia Nguyễn/DĐDN

Đồng quan điểm trên, ĐBQH Ma Thị Thúy - Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang cũng nêu ý kiến, việc cắt điện, nước là vi phạm quyền của con người và các nguyên tắc xử phạt, không phân hóa rõ ràng được trách nhiệm hành chính, việc cung cấp dịch vụ điện, nước thực hiện theo hợp đồng dân sự được ký kết giữa cá nhân, tổ chức với đơn vị cung cấp dịch vụ do luật khác điều chỉnh, do vậy, bổ sung biện pháp cưỡng chế này không thể hiện tính nhân văn, chưa thuyết phục, tính khả thi không cao và trái với nguyên tắc tự thỏa thuận, tự chịu trách nhiệm trong luật dân sự…

Việc bổ sung biện pháp cắt điện, cắt nước mà yêu cầu không ảnh hưởng đến quyền lợi của bên thứ 3 là không khả thi, chưa kể, quy định này thực chất là “đưa cái khó cho người dân, tạo thuận lợi cho cơ quan nhà nước”, ĐBQH Phan Thái Bình - Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam nêu ý kiến.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cưỡng chế vi phạm hành chính: Cắt điện, nước làm khó người dân và doanh nghiệp tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714408640 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714408640 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10