Đề xuất bỏ kỳ thi THPT quốc gia: Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn nói gì?

Diendandoanhnghiep.vn Chiều 11/11, tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn trước Quốc hội về nhóm vấn đề giáo dục và đào tạo, đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa nêu vấn đề có nên bỏ kỳ thi THPT quốc gia không.

Theo đại biểu Phạm Văn Hòa, năm học vừa qua, kỳ thi THPT quốc gia không được tổ chức thống nhất, đồng bộ trên cả nước tạo ra sự không công bằng cho học sinh khi trong cùng một quốc gia có nơi tổ chức thi THPT quốc gia, có nơi lại không tổ chức. 

Có thể đến lúc chúng ta bỏ kỳ thi THPT Quốc gia toàn quốc như vừa qua Bộ đã áp dụng cho một số tỉnh, thành bị Covid-19. Cùng trong một quốc gia mà nơi tổ chức thi nơi thì không sẽ không có sự công bằng cho học sinh trong cả nước. Đồng thời, gây khó khăn cho các trường đại học phải tuyển sinh nhiều đợt. Xin Bộ trưởng chia sẻ vấn đề này?”, đại biểu đoàn Đồng Tháp nêu ý kiến.

Đối với kiến nghị bỏ kỳ thi THPT, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng, kỳ thi THPT Quốc gia đã được Luật hóa. Bộ là đơn vị thực hiện theo quy định của luật. Kỳ thi cũng có nhiều tác động trong việc đánh giá kết quả học tập của học sinh. Hiện tại đây vẫn là một trong các căn cứ để tuyển sinh vào các trường đại học và cao đẳng.

Về kỳ thi năm 2021-2022 sắp tới, Bộ GD&ĐT cũng đang lên phương án cho một hình thức thi linh hoạt hơn trong tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp. Căn cứ vào tình hình của đơn vị của các tỉnh, thành nhóm tỉnh, thành để có thể có một lịch thi, thậm chí còn linh hoạt hơn cả năm 2021”, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết thêm.

“Bộ GD&ĐT đang xây dựng ngân hàng đề lớn hơn, đủ đáp ứng việc tổ chức thi linh hoạt, nhiều đợt hơn, thậm chí có thể mỗi địa phương một kế hoạch thi. Nhưng như thế công tác tổ chức thi sẽ có nhiều khó khăn, tốt nhất vẫn là tổ chức một đợt thi hoặc một nhóm địa phương một đợt”, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói.

Bộ trưởng

Bộ trưởng Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn tại phiên chất vấn.

Tổ chức kỳ thi linh hoạt, mỗi địa phương một kế hoạch thi

Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) tiếp tục đặt vấn đề: Hiện nay, nhiều trường đại học đào tạo tràn lan, tranh thủ thu hút sinh viên để có chi phí. Nhiều sinh viên ra trường phải giấu bằng cấp để tìm việc hoặc việc làm trái với ngành học. Nên chăng, các trường phải cam kết sinh viên có việc làm khi ra trường? Đại biểu này cũng đặt vấn đề có nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng, khó có thể có việc các trường đại học cam kết việc làm cho sinh viên. Các trường đại học đã phối hợp doanh nghiệp để dự báo nhân lực, cùng đào tạo nhưng quyền tuyển dụng là trong tay doanh nghiệp.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT khẳng định, việc cam kết như vậy khó khả thi, vì mối khăng khít giữa nhà trường xã hội rất tốt, nhưng việc tuyển dụng lại không hoàn toàn trong tay nhà trường. Do đó, việc này rất khó.

Về câu hỏi có nên bỏ kỳ thi trung học phổ thông không, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho biết, năm học sắp tới, phương án tuyển sinh sẽ linh hoạt hơn trong điều kiện diễn biến phức tạp của dịch bệnh.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, các tỉnh, thành có thể có lịch thi linh hoạt hơn, bộ đang xây dựng ngân hàng đề đủ lớn, cho phép thi nhiều lần hơn. Thậm chí mỗi tỉnh một kế hoạch thi, điều đó không sao nhưng sẽ rất phức tạp, nên tổ chức linh hoạt theo từng cụm. Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn khẳng định, việc thi vẫn là cần thiết.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đề xuất bỏ kỳ thi THPT quốc gia: Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn nói gì? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714365775 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714365775 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10