Đề xuất F0 không triệu chứng được phép đi làm, chuyên gia y tế nói gì?

Diendandoanhnghiep.vn Theo chuyên gia Y tế, việc đề xuất cho F0, F1 đi làm để dần tiến tới coi Covid-19 trở thành bệnh lưu hành là hoàn toàn phù hợp tuy nhiên, tùy từng trường hợp bởi không phải F0 nào cũng có thể đi làm.

Trong đề xuất gửi Chính phủ, Bộ Y tế đề nghị F0 không triệu chứng, đang trong thời gian cách ly (7 ngày từ ngày dương tính và chưa âm tính), được tự nguyện tham gia làm việc.

>>F0 và F1 có thể làm việc, dừng công bố ca mắc COVID-19 hàng ngày

Các đơn vị, địa phương có thể xem xét bố trí cho F0 làm việc trực tuyến, không tiếp xúc trực tiếp với người xung quanh. Hoặc F0 có thể tham gia hỗ trợ chăm sóc, theo dõi, điều trị người nhiễm Covid-19 trong gia đình, cơ sở lưu trú hoặc tại các cơ sở điều trị bệnh Covid-19 phù hợp với nhiệm vụ được giao, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tuân thủ 5K.

Đối với F0 làm việc tại các cơ sở điều trị Covid-19 phải có biện pháp phòng hộ, thường xuyên theo dõi sức khỏe, xét nghiệm SARS-CoV-2. F0 không được chăm sóc hoặc tiếp xúc với những người bệnh bị suy giảm miễn dịch hoặc có nguy cơ cao (người có bệnh nền, phụ nữ mang thai, người trên 50 tuổi).

F0 được phép di chuyển bằng phương tiện cá nhân đi thẳng từ nơi cách ly đến khu vực làm việc được bố trí sẵn và ngược lại.

Trong quá trình di chuyển, F0 không được tiếp xúc với người xung quanh; tuân thủ 5K, đặc biệt đeo khẩu trang, giữ khoảng cách, không tiếp xúc gần với người xung quanh trong quá trình làm việc và thực hiện các biện pháp khử khuẩn, phòng ngừa lây nhiễm.

 Bộ Y tế đề nghị F0 không triệu chứng, đang trong thời gian cách ly (7 ngày từ ngày dương tính và chưa âm tính), được tự nguyện tham gia làm việc.

Bộ Y tế đề nghị F0 không triệu chứng, đang trong thời gian cách ly (7 ngày từ ngày dương tính và chưa âm tính), được tự nguyện tham gia làm việc.

Đối với F1 chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều vaccine được phép tham gia các công việc cấp bách của đơn vị, địa phương thông qua các hình thức làm việc trực tuyến hoặc trực tiếp. Trong trường hợp làm việc trực tiếp, cơ sở làm việc phải bố trí, thiết lập khu vực làm việc dành riêng cho các F1, đảm bảo khoảng cách làm việc, không tập trung đông người và thoáng khí để giảm nguy cơ lây nhiễm.

F1 cũng được phép di chuyển bằng phương tiện cá nhân đi thẳng từ nơi cách ly đến khu vực làm việc được bố trí sẵn và ngược lại. Trong quá trình di chuyển, F1 không được tiếp xúc với người xung quanh; tuân thủ 5K, đặc biệt là đeo khẩu trang, giữ khoảng cách, không tiếp xúc gần với người xung quanh trong quá trình làm việc và thực hiện các biện pháp khử khuẩn, phòng ngừa lây nhiễm.

F1 phải test nhanh kháng nguyên hay PCR vào ngày thứ 5 kể từ ngày phơi nhiễm cuối cùng hoặc ngay khi có dấu hiệu bất thường về sức khỏe để phát hiện sớm và triển khai các biện pháp xử lý y tế theo quy định.

Liên quan đến vấn đề này, theo ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho rằng, nếu cơ quan đủ người thay thế thì nên cách ly F0 không triệu chứng, thể nhẹ tại nhà để bảo đảm an toàn. Nếu cơ quan không có người thay thế, F0 thể nhẹ tự nguyện đi làm thì cần bảo đảm tuân thủ tuyệt đối các biện pháp phòng dịch. Nếu công việc của F0 độc lập, một người một phòng hoặc khu làm việc có khoảng cách giữa mọi người xung quanh thì có thể đến cơ quan làm việc trực tiếp. Khi F0 phải giao tiếp với người khác thì nên đeo khẩu trang kín.

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cũng cho rằng, với một số ngành nghề, vị trí công việc cụ thể, với những F0 không có triệu chứng vẫn có thể làm việc trực tuyến hoặc đến chỗ làm làm việc trực tiếp. Điều này phụ thuộc vào đặc thù lao động của từng cơ quan, xí nghiệp, chứ không phải F0 nào cũng có thể đi làm.

PGS.TS Trần Đắc Phu nhấn mạnh, với F0 đi làm cần phải áp dụng triệt để “thông điệp 5K” để không lây lan cho người khác. Người bệnh phải thường xuyên theo dõi sức khỏe của mình. Nếu có bất thường, người bệnh phải báo ngay cho cơ quan y tế, đơn vị để xử trí kịp thời.

Cũng nêu quan điểm về việc này, Bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, Phó Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam, cho biết lúc này cần phải hiểu Covid-19 vẫn là bệnh đặc biệt, bệnh mới nổi và có dịch, tác hại lớn và có thể lây lan. Căn bệnh Covid-19 sẽ còn hiện hữu và chúng ta phải chấp nhận sống chung với nó.

Cho đến hiện nay, độ phủ vaccine tại Việt Nam đã rất cao (chỉ còn trẻ em chưa được tiêm) cho nên đã giúp giảm số ca chuyển nặng, tử vong dù số ca mắc cao trên 100.000 ca/ngày. 

Theo Phó Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam, dịch hiện nay vẫn đang lây lan mạnh ở các thành phố lớn, nơi đông người. Số ca bệnh báo cáo hiện nay chỉ là phần nhỏ so với thực tế vì nhiều người mắc bệnh không khai báo.

Về đề xuất để F0 không triệu chứng đi làm của Bộ Y tế, bác sĩ Hà phân tích: "Hiện nay, dịch bệnh Covid-19 vẫn đang ảnh hưởng tới đời sống và vẫn sẽ có số ca tử vong. Do vậy, Covid-19 vẫn là căn bệnh cần phải lưu tâm hiện nay. Đặc biệt, ở nhóm người yếu thế, nguy cơ chuyển biến nặng khi mắc bệnh (phụ nữ có thai, người cao tuổi, người nhiều bệnh lý nền, nhóm bệnh nhân đang điều trị bệnh lý cấp tính tại bệnh viện)… Do vậy, việc không cách ly người bị nhiễm, lây lan bệnh cho nhóm người yếu thế sẽ làm tăng nguy cơ tử vong", bác sĩ Hà nói.

>>Thứ trưởng Bộ Y tế: "Còn quá sớm để coi COVID-19 là cúm mùa"

Theo chuyên gia Y tế, việc đề xuất cho F0, F1 đi làm để dần tiến tới coi Covid-19 trở thành bệnh lưu hành là hoàn toàn phù hợp tuy nhiên, tùy từng trường hợp bởi không phải F0 nào cũng có thể đi làm.

Theo chuyên gia Y tế, việc đề xuất cho F0, F1 đi làm để dần tiến tới coi Covid-19 trở thành bệnh lưu hành là hoàn toàn phù hợp tuy nhiên, tùy từng trường hợp bởi không phải F0 nào cũng có thể đi làm.

Theo bác sĩ Hà, nhóm F0 có thể đi làm chỉ nên áp dụng với nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân Covid-19. Hiện nay, dịch chưa lên tới đỉnh do số ca vẫn mắc vẫn đang tăng cáo. Do vậy F0 vẫn cần cách ly đề phòng ngừa lây nhiễm cho người khác. Đối với các trường hợp F0 không triệu chứng có thể làm trực tuyến tại nhà.

Bác sĩ Hà cho biết trước đây F1 cần phải cách ly, truy vết thì hiện F1 có thể không cần phải cách ly. Tuy nhiên, cần phải lưu ý nếu F1 trong cùng một gia đình thì khả năng phơi nhiễm cao hơn nhiều (do tiếp xúc hàng ngày) so với các trường hợp F1 tiếp xúc thoáng qua. Khi trong gia đình có 1 F0, thì nguy cơ lây nhiễm cho những người khác có thể lên tới 70-80%.

Dù F1 không cách ly nhưng vẫn phải phải theo dõi sức khoẻ của mình. Đối với biến chủng Omicron, các triệu chứng rất thô sơ: chảy nước mũi, đau mỏi người, rát họng… Do vậy, F1 cần lưu ý khi có biểu hiện này cần phải xét nghiệm để biết mình có là F0 hay không, phòng nguy cơ lây cho người khác.

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đề xuất F0 không triệu chứng được phép đi làm, chuyên gia y tế nói gì? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714345725 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714345725 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10