Đề xuất thí điểm thu phí 9 tuyến cao tốc do nhà nước đầu tư

Diendandoanhnghiep.vn Bộ Giao thông vận tải đề xuất thí điểm thu phí đường bộ 9 tuyến cao tốc được Nhà nước đầu tư, đây là mô hình được áp dụng tại nhiều quốc gia nhưng còn nhiều điểm cần lưu ý khi áp dụng tại Việt Nam.

>>>Thu hút doanh nghiệp đầu tư trạm dừng nghỉ cao tốc

Bộ Giao thông vận tải đề xuất thí điểm thu phí đường bộ 9 tuyến cao tốc được Nhà nước đầu tư, trong đó, có 8 đoạn tuyến thuộc dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2017 - 2020 hoàn thành và đưa vào khai thác.

cao tốc TP.HCM - Trung Lương

Cao tốc TP.HCM - Trung Lương là 1 trong 9 tuyến cao tốc Bộ Giao thông vận tải đề xuất thí điểm thu phí đường bộ.

Bộ Giao thông vận tải vừa có công văn gửi các bộ liên quan xin ý kiến về phương án thí điểm thu phí sử dụng đường bộ cao tốc do Nhà nước đầu tư trước khi trình Chính phủ.

Theo đó, Bộ Giao thông vận tải đề xuất cho phép 9 tuyến đường bộ cao tốc do Nhà nước đầu tư hoàn thành và đưa vào khai thác trước năm 2025 thực hiện thí điểm theo cơ chế phí.

Cụ thể, 9 tuyến đường bộ cao tốc được đề xuất áp dụng cơ chế thí điểm đó là: cao tốc TP.HCM - Trung Lương, 8 đoạn tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 , gồm: Cao Bồ - Mai Sơn; Mai Sơn - Quốc lộ 45; Quốc lộ 45 - Nghi Sơn; Nghi Sơn - Diễn Châu; Cam Lộ - La Sơn; Vĩnh Hảo - Phan Thiết; Phan Thiết - Dầu Giây; cầu Mỹ Thuận 2.

Thời gian thực hiện thí điểm được kiến nghị áp dụng cho đến khi quy định pháp luật về thu phí sử dụng đường cao tốc được Quốc hội thông qua.

Cũng theo Bộ Giao thông vận tải, mức thu phí 9 tuyến cao tốc này sẽ được xác định trên 3 nguyên tắc.

Một là, mức thu phù hợp với lợi ích và khả năng chi trả của người sử dụng đường cao tốc.

Hai là, mức thu được xây dựng trên cơ sở tổng số phí thu được sau khi bù đắp chi phí tổ chức thu phải đảm bảo còn dư để cân đối vào ngân sách nhà nước.

Ba là, mức thu được tính toán theo từng đoạn, tuyến đường bộ cao tốc cụ thể để đảm bảo phù hợp với điều kiện khai thác, kinh tế - xã hội theo từng khu vực.

Về phương pháp tổ chức thu phí, Bộ Giao thông vận tải kiến nghị áp dụng toàn diện thu phí không dừng, đa làn liên thông giữa các đoạn, tuyến cao tốc và giữa các dự án do Nhà nước đầu tư cùng các dự án PPP.

Số tiền thu được sau khi trừ chi phí tổ chức thu, sẽ nộp trực tiếp vào ngân sách nhà nước.

Được biết, việc thu phí các tuyến cao tốc Nhà nước đầu tư chưa có tiền lệ nên việc tiến hành thí điểm phải được thực hiện tuần tự theo đúng quy định. Theo đó, Chính phủ trình Quốc hội ban hành Nghị quyết chấp thuận cơ chế thí điểm thu phí sử dụng đường cao tốc thông qua trạm thu phí trên các đoạn, tuyến đường bộ cao tốc.

Sau khi Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế thí điểm được thông qua, Chính phủ sẽ ban hành Nghị định hướng dẫn tổ chức thu, nộp, quản lý, sử dụng số tiền thu được. Trên cơ sở đó, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính ban hành các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

Khi cơ sở pháp lý về thu phí sử dụng đường bộ cao tốc qua trạm thu phí được hoàn thiện, Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo cơ quan được giao quản lý đường cao tốc xây dựng các đề án khai thác, bao gồm cả việc tổ chức thu tiền đối với tuyến đường cao tốc đã được chấp thuận thực hiện thí điểm, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để triển khai theo quy định pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và các quy định pháp luật có liên quan.

"Việc khai thác được thực hiện theo quy định tại Điều 80, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, bao gồm các phương thức: đối tượng được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng trực tiếp tổ chức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng; chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng; cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng; chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng", Bộ Giao thông vận tải nêu rõ.

>>>Đẩy nhanh tiến độ thi công cao tốc Bắc - Nam

Tại Việt Nam, việc thu phí cao tốc do Nhà nước đầu tư, quản lý, sở hữu chưa từng xảy ra. Thế nhưng, theo kinh nghiệm của một số nước có hệ thống đường bộ cao tốc phát triển như Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ... mạng lưới đường bộ cao tốc đều được tổ chức thu tiền để thu hồi vốn và có nguồn cho việc quản lý, vận hành, bảo trì và tái đầu tư vào các dự án đường cao tốc xây mới.

Cao Bồ - Mai Sơn

Cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn là 1 trong 9 tuyến cao tốc Bộ Giao thông vận tải đề xuất thí điểm thu phí đường bộ.

Theo đó, tại Trung Quốc, từ năm 1984-2020, nước này có 161.000km đường bộ cao tốc quốc gia bao phủ đến 99% thành phố, trung tâm hành chính (có dân số trên 200.000 người). Vốn xây dựng chủ đạo là vốn đầu tư công từ nguồn ngân sách trung ương/địa phương.

Chính phủ Trung Quốc thực hiện thu các loại thuế, phí để hoàn vốn và tái đầu tư như: phí đường bộ, thuế mua phương tiện giao thông và thuế nhiên liệu... Trong đó, phí đường bộ cao tốc thông qua trạm thu phí chiếm tới 80%. Nguồn thu phí này chủ yếu sử dụng cho vận hành và hoàn vốn, một phần sẽ sử dụng tái đầu tư nâng cấp hoặc xây dựng tuyến đường mới.

Tại Mỹ, các tuyến đường bộ được sở hữu, xây dựng, vận hành và bảo trì bởi Chính phủ. Chính phủ hoặc chính quyền các tiểu bang thành lập công ty Nhà nước và cho phép phát hành trái phiếu được bảo lãnh bởi Chính phủ. Cổ phần của các công ty này sẽ không được bán cho khối tư nhân.

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy một số nước trên thế giới khi đầu tư phát triển đường cao tốc từ nguồn lực công đã tổ chức thu phí qua trạm để vận hành, bảo trì, hoàn vốn và đầu tư phát triển mở rộng mạng lưới cao tốc.

Theo số liệu của Bộ Giao thông vận tải (GTVT), những năm qua đối với các tuyến đường bộ do Nhà nước đầu tư (chưa thu phí) ngân sách chỉ cân đối được khoảng 830 triệu đồng/km đường cao tốc. Cơ bản mới đáp ứng được yêu cầu quản lý, vận hành và bảo trì thường xuyên.

Trong khi đó, kinh phí kiểm toán an toàn và sửa chữa định kỳ chưa được bố trí đúng thời hạn gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình và tốc độ khai thác.

Bộ GTVT dự kiến đến năm 2025, trường hợp 1.624km đường cao tốc đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước hoàn thành và đi vào hoạt động, yêu cầu kinh phí cho quản lý, bảo trì sẽ rất lớn. Tổng nhu cầu kinh phí quản lý, bảo trì giai đoạn 2021-2025 là 9.067 tỷ đồng, bình quân 1.813 tỷ đồng/năm.

Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cũng cho rằng, Việt Nam còn nghèo, nên cần tính toán chuyện "tiền nong" thật chặt chẽ, thu tiền cao tốc do nhà nước đầu tư cũng là bài toán đau đầu.

Trước hết, ý kiến cho rằng, các phương tiện ôtô hàng năm đều nộp phí sử dụng đường bộ vào ngân sách nhà nước để phục vụ công tác quản lý, bảo trì đường bộ. Người dân đã đóng phí này, nhưng khi sử dụng đường cao tốc, cũng của nhà nước, lại đóng thêm một lần phí nữa. Nếu vậy, đóng bao nhiêu là hợp lý, là công bằng, là minh bạch? Do đó, cần xem xét để ban hành quy định riêng, không thể đóng chồng hai lần phí trên cùng đường bộ thông thường và cao tốc do nhà nước đầu tư.

Cùng với đó, phải minh bạch được số tiền thu được từ phí cao tốc do nhà nước đầu tư phải được công khai, sử dụng vào việc gì, đúng mục đích và hiệu quả. 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đề xuất thí điểm thu phí 9 tuyến cao tốc do nhà nước đầu tư tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714401554 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714401554 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10