Dịch vụ dự phòng đã bị “loại” ra khỏi phạm vi điều chỉnh

Diendandoanhnghiep.vn Các dịch vụ dự phòng đã bị “loại” ra khỏi phạm vi điều chỉnh tại khoản 2 Điều 1 Dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi).

>>Ủy ban Văn hoá Giáo dục của Quốc hội: Đề nghị môn Lịch sử là môn học bắt buộc

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Hoàng Uyên (Long An) nêu quan điểm về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) tại phiên thảo luận tại tổ, ngày 26/5.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Hoàng Uyên (Long An). Ảnh: Nguyễn Việt

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Hoàng Uyên (Long An). Ảnh: Nguyễn Việt

Phân tích về phạm vi điều chỉnh, đại biểu Quốc hội Nguyễn Hoàng Uyên (Long An) cho biết, tại khoản 2 Điều 1 không quy định về các hoạt động dự phòng nâng cao sức khoẻ, bao gồm sàng lọc, phát hiện sớm bệnh tật và các can thiệp để hạn chế tỉ lệ mắc bệnh tật và phòng chống những bệnh không lây nhiễm và dinh dưỡng trong cộng đồng.

Theo đại biểu Nguyễn Hoàng Uyên, với quy định này thì các dịch vụ dự phòng đã bị “loại” ra khỏi phạm vi điều chỉnh.

Thứ nhất, hệ dự phòng của chúng ta đã làm công tác khám, chữa bệnh rất nhiều. Ví dụ, khám chữa bệnh tại nhà. Như thời gian vừa qua, dịch bệnh Covid-19 xảy ra thì chủ yếu điều trị cho các bệnh nhân F0 tại nhà.

Thứ hai, khám cho các bà mẹ sau sinh hoặc những trẻ sơ sinh khám tại nhà.

Thứ ba, khám sức khoẻ cho công nhân tại các khu, cụm công nghiệp.

“Như vậy, tất cả các dịch vụ dự phòng liên quan trực tiếp đến khám chữa bệnh, sau khi luật khám chữa bệnh sửa đổi thực hiện thì những hoạt động dự phòng có liên quan đến khám, chưa bệnh sẽ ra sao?”, đại biểu Nguyễn Hoàng Uyên rất băn khoăn.

Với những lý do trên, đại biểu Nguyễn  Hoàng Uyên kiến nghị cơ quan soạn thảo nên cân nhắc và bổ sung thêm quy định về các dịch vụ dự phòng liên quan trực tiếp đến công tác khám, chữa bệnh.

>>Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khoá XV: Quốc hội cho ý kiến về Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)

Các đại biểu thảo luận tại tổ. Ảnh: Nguyễn Việt

Các đại biểu thảo luận tại tổ. Ảnh: Nguyễn Việt

Về chức danh nghề nghiệp, tại điểm b khoản 1 Điều 18 về chức danh nghề nghiệp y sĩ, kỹ thuật lực lượng vũ trang nhân dân, đại biểu Nguyễn Hoàng Uyên cho rằng, quy định này chưa phù hợp với quy định về các nguyên tắc quy định tại Điều 3 của luật sửa đổi. Điều 3 quy định nguyên tắc bình đẳng, công bằng giữa những người hành nghề, đồng thời ảnh hưởng đến nguồn nhân lực phục vụ cho y tế cơ sở đang rất thiếu.

Về quy định sử dụng ngôn ngữ trong việc khám, chữa bệnh của người nước ngoài, người Việt Nam ở  nước ngoài tại Việt Nam. Trong khoản 1 Điều 24 quy định: “Người hành nghề là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đăng ký hành nghề khám, chữa bệnh tại Việt Nam biết tiếng Việt thành thạo, trừ trường hợp người hành nghề nước ngoài chỉ đăng ký khám, chữa bệnh cho người có ngôn ngữ mẹ đẻ”.

Đại biểu Nguyễn Hoàng Uyên đề nghị ban soạn thảo cần cân nhắc quy định này. Vì nếu quy định như vậy sẽ không thu hút được những bác sĩ có trình độ tay nghề cao để hành nghề khám, chữa bệnh tại nước ta.

Toàn cảnh phiên thảo luận. Ảnh: Nguyễn Việt

Toàn cảnh phiên thảo luận. Ảnh: Nguyễn Việt

Đặc biệt, với một số lĩnh vực trong nước còn yếu, cần tranh thủ kiến thức, kỹ năng chuyên môn của các chuyên gia nước ngoài. Đồng thời cũng cần làm rõ tiêu chí để xác định về khả năng sử dụng tiếng Việt thành thạo là như thế nào, để tránh tình trạng khi áp dụng sẽ tuỳ tiện.

Về thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề, đình chỉ, thu hồi giấy phép hành nghề tại khoản 1 Điều 26 của dự thảo luật, theo đại biểu Nguyễn Hoàng Uyên cần cân nhắc, vì Hội đồng y khoa quốc gia theo quy định tại khoản 2 Điều 21 là cơ quan thực hiện tổ chức kiểm tra giám sát năng lực của người hành nghề khám chữa bệnh.

“Dự thảo luật này đã trao cho thẩm quyền cấp, thu hồi giấy phép hành nghề sẽ dẫn đến cơ chế xin-cho, hoặc “vừa đá bóng, vừa thổi còi”. Như vậy, người hành nghề khám, chữa bệnh sẽ trở thành đối tượng yếu thế trong hoạt động nghề nghiệp của mình”, đại biểu Nguyễn Hoàng Uyên bày tỏ.

Từ những bất cập trên, đại biểu Nguyễn Hoàng Uyên kiến nghị ban soạn thảo cần cân nhắc lại việc điều chỉnh những quy định theo hướng giao cho Sở Y tế của các địa phương cấp và thu hồi giấy phép hành nghề khám, chữa bệnh.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Dịch vụ dự phòng đã bị “loại” ra khỏi phạm vi điều chỉnh tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714600552 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714600552 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10