Điều tra chống bán phá giá sợi PFY nhập khẩu

Diendandoanhnghiep.vn Bộ Công Thương cho biết, Bộ này thực hiện việc thẩm tra, xác minh lại các thông tin do các bên liên quan cung cấp trước khi hoàn thành kết luận điều tra chính thức về vụ việc.

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 1079/QĐ-BCT điều tra chống bán phá giá đối với sợi dài làm từ polyester (còn gọi là sợi PFY hay sợi filament) thuộc các mã HS: 5402.33.00, 5402.46.00, 5402.47.00 có xuất xứ từ Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Malaysia.

Lượng sợi PFY nhập khẩu vào Việt Nam đã tăng từ 154.000 tấn năm 2017 lên 185.000 tấn năm 2019, là nguyên nhân gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước.

Lượng sợi PFY nhập khẩu vào Việt Nam đã tăng từ 154.000 tấn năm 2017 lên 185.000 tấn năm 2019, là nguyên nhân gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước.

Các sản phẩm sợi dài làm từ polyester còn có tên là gọi sợi PFY hoặc filament thuộc các mã HS: 5402.33.00, 5402.46.00, 5402.47.00 có xuất xứ từ Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Malaysia.

Quá trình khởi xướng điều tra dựa trên Hồ sơ yêu cầu ngày 7/11/2019 của đại diện ngành sản xuất trong nước (có sản lượng chiếm 67,4% tổng lượng sản xuất trong nước).

Theo đó, nội dung yêu cầu làm rõ lượng nhập khẩu sợi PFY bán phá giá từ các quốc gia tăng mạnh và là nguyên nhân chính gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất sợi PFY của Việt Nam.

Thống kê từ Tổng cục Hải quan cũng cho thấy: Lượng sợi PFY nhập khẩu vào Việt Nam tăng từ 154 ngàn tấn (năm 2017) lên 185 nghìn tấn (năm 2019). Trong khi đó, công suất thiết kế của các nhà sản xuất sợi PFY trong nước ước đạt 350.000 tấn/năm, đảm bảo đủ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước (khoảng 270.000 tấn/năm).

Ngay khi khởi xướng điều tra, Bộ Công Thương sẽ gửi bản câu hỏi cho các bên liên quan để thu thập thông tin nhằm phân tích, đánh giá: (i) mức độ bán phá giá; (ii) thiệt hại của ngành sản xuất sợi filament Việt Nam; và (iii) mối quan hệ nhân quả giữa hành vi bán phá giá và thiệt hại của ngành sản xuất trong nước.

Việc thẩm tra, xác minh lại thông tin do các bên liên quan cung cấp sẽ đươc tiến hành trước khi hoàn thành kết luận điều tra chính thức về vụ việc. Đồng thời, Bộ cũng tổ chức tham vấn công khai để các bên liên quan trực tiếp trao đổi, cung cấp thông tin và bảo vệ quan điểm về vụ việc.

Theo quy định của Luật Quản lý ngoại thương, trong trường hợp cần thiết, căn cứ vào kết quả điều tra sơ bộ, Bộ Công Thương có thể áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời. Ngoài ra, thuế chống bán phá giá có thể được áp dụng trong thời hạn 90 ngày trước khi áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời.

Do đó, Bộ Công Thương khuyến nghị tất cả các tổ chức, cá nhân đang xuất nhập khẩu, phân phối, kinh doanh, sử dụng hàng hóa bị điều tra đăng ký làm bên liên quan và cung cấp các thông tin cần thiết tới Bộ Công Thương để đảm bảo quyền và lợi ích của mình theo quy định của pháp luật.

Đồng thời, các tổ chức, cá nhân trong quá trình ký kết hợp đồng nhập khẩu, phân phối, kinh doanh, sử dụng hàng hóa bị điều tra cần lưu ý về khả năng áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời và thuế chống bán phá giá có hiệu lực trở về trước.

Được biết, sợi PFY sử dụng dệt các loại vải dùng cho ngành may mặc, chủ yếu được dệt từ ba loại sợi: sợi filament (sợi PFY), sợi xơ ngắn (PSF) và sợi thiên nhiên (đa phần là sợi bông), trong đó sợi filament chiếm khoảng 30%.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Điều tra chống bán phá giá sợi PFY nhập khẩu tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714149679 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714149679 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10